Tư duy về Niết Bàn (II)
Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian, cõi niết bàn, cũng có thuyết cho rằng Niết bàn là một trạng thái, một cảm nhận, một vô tướng.
Tiến trình giác ngộ của đức Phật:
Dưới cội bồ đề đức Phật ngồi thiền định theo Như lai Thiền đạt được giác ngộ sau 49 ngày. Nhưng lúc ấy Ngài vẫn chưa là chánh đẳng chánh giác. Ngài đạt được định nên có được một tâm thanh tịnh tuyệt đối, trong sáng, sáng suốt nên Ngài mang tâm ấy đi xuyên suốt ba cái minh như sau: minh về các tiền kiếp của chính mình đó là quay về quá khứ thời gian nào mình tên gì ở đâu làm nghề gì là người hay là sinh vật, thọ mạng là gì? Tức là đi xuyên suốt bao ngàn kiếp trước trong quá khứ của Ngài. Vấn đề đặt ra là làm sao Ngài nhìn được cái minh này? Einstein bảo nếu ta đi được bằng tốc độ ánh sáng thì sẽ không còn có thời gian: thu lại zero. Như vậy đức Phật đã đi, dùng cái gì bằng tốc độ gần bằng ánh sáng nên Ngài mới đạt được cái minh này, đó là tốc độ của tư tưởng: niệm.
Bằng một niệm Phật dạy rằng chúng ta có thể đi về cõi Tịnh Độ ở Tây Phương cách ta hằng vạn ức tức là hằng vạn vạn lần dậm. Tốc độ của tư tưởng được chứng minh bằng các hiện tượng đơn giản như người con chết ở Mỹ bà mẹ ở Việt Nam cách xa hằng vạn dậm đang cầm chén cơm rớt xuống ngay tức thời do tư tưởng tâm thức người con về báo. Tốc độ tư tưởng được xác định qua sinh lý học physiology, cơ cấu tư tưởng (mind) là sự dẫn truyền hệ thần kinh từ thân thể đến võ bán cầu não bộ. Đó là sự dẫn truyền làng sóng điện từ bởi các neuron thần kinh. Sự vận hành điện từ này có từ lúc đứa bé chào đời với hơn 1.2 tỷ neuron thần kinh của cơ thể được thành lập. Năng lượng điện từ này được giải thích do các Ion mineral của dung dịch nước (mineral ion fluid) trong cơ thể từ lúc là bào thai. Các ion này vận hành được do từ trường của trái đất tạo thành lực điện từ. Qua các synapse neuron thần kinh liên kết nhau, đưa đến não bộ để tạo ra cái biết (giác) thành hình. Nó có hình dạng làn sóng hình Sin trong võ bán cầu não.
Thiền định là tập trung năng lượng tối đa của võ não không cho năng lượng này phân tán đi khắp cơ thể. Người ta đã chứng minh được lúc thiền định thì làn sóng điện từ hình Sin trở thành nằm ngang. Hành giả có thể điều hành năng lượng này để đi về nơi nào họ muốn: niệm với tốc độ gần bằng ánh sáng, nên có thể thu lại thời gian bằng zero. Đó là lý do giải thích được đức Phật đạt được cái minh thứ nhất và thứ hai. Có thể Ngài dùng niệm để quay về lúc khởi đầu của kiếp người: bản lai diện mục. Hành giả tu đạo Phật luôn tìm cách quay về lúc chưa được sanh ra như một niệm chưa được sinh ra, của quan điểm Niết Bàn như đã dẫn chứng trên. Vì quay về quá khứ đến tột cùng là điểm bản lai diện mục nên không còn có thời gian nữa. Và như vậy sẽ không còn có không gian và số lượng.
Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo
Áp dụng vào thuyết Big bang thì hành giả đi về nơi khởi đầu của vũ trụ là một điểm cực nhỏ: singulary hình thành do năng lượng positive và negative trong vũ trụ tạo sự bùng nổ thành vật chất. Chúng ta có thể hiểu được đức Phật nhìn lại kiếp trước của mình bằng thiền định, bằng tư tưởng một niệm bằng sự vận chuyển năng lượng của tư tưởng trở về thời gian thu tóm lại là zero.
Cái minh thứ hai của đức Phật là áp dụng nhìn được kiếp trước của chúng sinh ngoài thân thể của chính mình. Từ ngày đó đến giờ chưa thấy có vị tổ hay A La Hán nào có cái minh này của đức Phật. Cái minh thứ ba là tận diệt lậu hoặc phiền não. Lậu hoặc là do nghiệp tích luỹ hàng ngàn kiếp trong A lại da thức, ô nhiễm như chất nước dơ bẩn rò rỉ nên gọi là lậu hoặc. Tận diệt lậu hoặc bằng thiền định như Thất bồ đề phần, thất giác chi, tánh giác. Dùng thiền định để biết được kiếp trước của mình và người thì cũng chính dùng thiền định, một niệm để biết được lậu hoặc của chính mình mà tận diệt nó là điều có lý (logical). Chỉ khi nào biết được lậu hoặc, tận gốc rễ nên tận diệt nó mà thôi. Lậu hoặc tạo ra tham sân si hiện hành thân khẩu ý tạo nghiệp, chính nhờ cái minh sáng suốt mà đức phật nhìn được nghiệp của mình và tận diệt nên người mới bảo là kiếp này là kiếp cuối cùng của ta, không còn sinh tử luân hồi nữa. Kết luận của đoạn văn này là đức Phật có minh là dùng niệm mà đi về điểm khởi đầu thời gian. Như vậy Niệm là một năng lượng energy.
Sự sống và chết theo Phật giáo (Hòa thượng Thích thiện Châu)
Sự chết và vị A La Hán
Sự chết và sự tái sinh theo nhau một cách tương tục khi mà các chúng sinh bị chìm đắm trong sự lầm lạc khiến họ hành động theo sự điều động của vị kỷ và của sự ràng buộc vào cuộc sống. Trái lại, người ta loại trừ vô minh thì những hành động vị kỷ sẽ không còn sản sinh nữa. Chúng không bị ràng buộc vào những đối tượng dục lạc và quá trình sống bị gián đoạn. Vị làm dứt bặt mọi ràng buộc được gọi là A La Hán (không tái sinh, Arahant). Ðức Phật cũng là A La Hán về mặt giải thoát.
Trường hợp một vị A La Hán tiếp tục sống trong đời này dù các ái dục của ngài đã được đoạn trừ có thể được so sánh với hoạt động của một cái quạt máy: dòng điện đã bị ngắt, nhưng quạt vẫn quay nhờ vào vận tốc đã đạt được. Sự chết của vị ấy là sự ngưng những quá trình tâm vật lý của sự sống, và đồng thời nó là sự giái thoát toàn bộ và là sự an lạc vô lượng không thể miêu tả được. Vị A La Hán không thuộc bất cứ loại chúng sinh nào cả (Cf, An, II, 38). Do vì chư vị A La Hán không còn tạo ra những hành động vị kỷ (nghiệp, karma), nên chư vị không còn xuất hiện trong bất cứ khung trật nào nữa cả (Sun, 499). Không có câu trả lời dứt khoát nào cho câu hỏi về số phận của vị A La Hán sau khi chết:
"Như những tia sáng từ lò phát ra lần lượt tắt đi. Và người ta không biết chúng đi đâu. Cũng vậy, vị đã được giải thoát hoàn toàn. Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian, cõi niết bàn, cũng có thuyết cho rằng Niết bàn là một trạng thái, một cảm nhận, một vô tướng. Nếu có cõi tịnh Độ thì có cõi Niết bàn, nếu có trạng thái Tịnh Độ vô tướng Tịnh Độ thì có trạng thái Niết bàn. Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian, cõi niết bàn, cũng có thuyết cho rằng Niết bàn là một trạng thái, một cảm nhận, một vô tướng. Nếu có cõi tịnh Độ thì có cõi Niết bàn, nếu có trạng thái Tịnh Độ vô tướng Tịnh Độ thì có trạng thái Niết bàn. Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian, cõi niết bàn, cũng có thuyết cho rằng Niết bàn là một trạng thái, một cảm nhận, một vô tướng. Nếu có cõi tịnh Độ thì có cõi Niết bàn, nếu có trạng thái Tịnh Độ vô tướng Tịnh Độ thì có trạng thái Niết bàn.
Tôn giả Xá Lợi Phất nhập Niết bàn
Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian, cõi niết bàn, cũng có thuyết cho rằng Niết bàn là một trạng thái, một cảm nhận, một vô tướng. Nếu có cõi tịnh Độ thì có cõi Niết bàn, nếu có trạng thái Tịnh Độ vô tướng Tịnh Độ thì có trạng thái Niết bàn. Ðã vươn qua dòng khát ái, đã vào trong tịch lặng, thì không để lại dấu vết". Kinh Trung bộ (Majjhimanikaya) 72 cũng kể một cuộc bàn luận giữa đức Phật và Vaccha, một ẩn sĩ lang thang, về chủ đề sau đây:
- Thưa Gotama (Cù Ðàm), một tu sĩ được giải thoát tái sinh về đâu (Vaccha muốn nói đến một vị A La Hán).
- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy tái sinh thì như thế là không đúng.
- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy không tái sinh ư?
- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy không tái sinh, điều ấy không đúng.
- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy tái sinh và không tái sinh?
- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy tái sinh và không tái sinh, điều ấy không đúng.
- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy không tái sinh và cũng không không tái sinh?
- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy không tái sinh và không không tái sinh, điều ấy không đúng.
Nghe những câu trả lời của đức Phật, Vaccha lấy làm bối rối và không còn tin những gì đức Phật đã dạy ông trước kia. Và đức Phật, sau khi xác nhận rằng học thuyết này rất khó hiểu đối với Vaccha, cố minh họa cho ông về học thuyết này bằng cách đặt cho ông những câu hỏi:
- Này Vaccha, giả như có một ngọn lửa than trước mặt ông, ông có biết rằng nó đang cháy trước mặt ông không?
- Thưa Goatama, nếu có một ngọn lửa than trước mặt tôi, tôi biết ngọn lửa cháy trước mặt tôi.
- Nhưng này Vaccha, nếu như ngọn lửa trước mặt ông tắt đi, ông biết ngọn lửa trước mặt ông tắt không?
- Thưa Gotama, nếu ngọn lửa trước mặt tôi tắt, tôi biết ngọn lửa trước mặt tôi tắt.
- Nhưng này Vaccha, nếu có ai hỏi ông: "Ngọn lửa đã đi về hướng nào, đông, tây, nam hay bắc ?" thì ông trả lời thế nào?
- Thưa Gotama, câu hỏi này không thích ứng với trường hợp này. Vì ngọn lửa tùy thuộc vào sự cháy của cỏ và của gỗ. Chỉ khi nào không còn nhiên liệu nữa thì ngọn lửa mới tắt đi.
- Ðúng thế, ở đây cũng vậy, này Vaccha, tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức một khi bị từ bỏ, bị nhổ bật, bị chặt đứt như cây tala thì chúng sẽ tắt diệt đi không còn có thể mọc lên lại sau này nữa. Này Vaccha, một vị đã giải thoát ra khỏi những gì được gồm thành năm uẩn thì sâu xa, rộng lớn như biển. Do đó, bảo rằng vị ấy tái sinh, rằng vị ấy không tái sinh, rằng vị ấy tái sinh và không tái sinh, rằng vị ấy vừa không tái sinh vừa không không tái sinh, tất cả đều không đúng hợp. Cho nên không thể bảo rằng một vị đã giải thoát tái sinh, vì tất cả những phiền não tạo thành sự tái sinh đã bị loại trừ. Và cũng không thể bảo rằng một vị đã giải thoát thì bị đoạn diệt vì không cò ai để bị đoạn diệt. Rõ ràng rằng đức Phật đã giảng rất ít về Niết Bàn và sự nhập Niết Bàn, về sự hiện hữu cực lạc của những vị đã giải thoát.
Tuy nhiên, một tuyên thuyết nổi danh của ngài trong kinh Udâna VIII, bốn quả thực rất quan trọng về lĩnh vực của tuyệt đối: "Này các tỳ kheo, có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi. Này các tỳ kheo, nếu không có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi, thì sẽ không có sự giải thoát đối với cái được sinh ra, được lập thành, được tạo tác, được làm nên. Nhưng, này các tỳ kheo, vì có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi, mới có sự giải thoát đối với cái được sinh ra, được lập thành, được tạo tác, được làm nên. Ðiều này quả thực là sự chấm dứt của khổ". Cái bất sở sinh (bất sinh) là cái tuyệt đối vô ngã, mà người ta không thể tìm kiếm bằng bất cứ một phương thức hợp lý nào hoặc diễn tả bằng một ngôn ngữ không tương xứng của con người, vì nói đến chính cái tuyệt là một điều hoàn toàn vô nghĩa.
Tóm lại, học thuyết Phật giáo về sự sống và sự chết vừa có tính cách luận lý vừa có tính cách vi diệu. Ðiều ấy muốn nói rằng, người ta có thể hiểu nó bằng tri thức, nhưng chỉ bằng trí tuệ người ta mới có thể thâm nhập vào nó, thể chứng nó được. Kết luận đoạn văn này là sau khi chết A La Hán là năng lượng vì sau khi tắt ngọn lửa đi về năng lượng theo Einstein luật Bảo Tồn Năng lượng (mass and energy conversion) vật chất biến thành năng lượng và không bao giờ bị tiêu diệt. Einstein nói nếu có cách nào làm mất đi một hạt cát thi tôi sẽ làm mất cã vũ trụ. Tất cả chúng ta chết thì uẩn sắc thành cát bụi còn uẩn còn lại là Tâm thì thành năng lượng chờ Nghiệp Lực dẩn đi tái sinh. Riêng A La Hán không còn Nghiệp Lực thì năng lượng đó không biến thành vật chất thì phải có nơi đi về? Niết Bàn? Cõi Trời?
Ba lần cảnh cáo khi sắp nhập Niết bàn của Phật Thích Ca
Tư duy về Niết Bàn
Loại đầu tiên là "Niết Bàn có phần còn dư" (hoặc là hữu dư Niết Bàn). Loại này được so sánh với những mảnh vụn than củi hãy còn cháy sau khi dập tắt ngọn lửa, và điều nầy diễn tả một người đã giác ngộ, hoặc là một vị A La Hán. Vị A La Hán hãy còn nhận biết sự vui thú, và sự đau đớn, tuy nhiên ông ta (hoặc bà ta) không còn bị trói buộc bởi các điều nầy. Loại thứ nhì là đại-Niết Bàn, đó là Niết Bàn sau cùng, hoặc là Niết Bàn hoàn toàn (Niết Bàn không có phần còn dư, hoặc vô dư Niết Bàn), đó là "đã đi vào" Niết Bàn, sau khi chết. Bấy giờ, những mảnh vụn than củi thì đã nguội mát. Đức Phật đã dạy rằng, nếu nói Niết Bàn là một trạng thái có mặt thì không đúng, bởi vì khi nói có mặt có nghĩa là bị giới hạn bởi thời gian và không gian, thế nên, nếu nói Niết Bàn là một trạng thái không có mặt cũng không đúng.
Nếu có ai dạy Niết Bàn là chấm dứt, hãy nói rằng họ đã dối lừa. Nếu có ai dạy Niết Bàn đang sống đó, hãy nói rằng họ đã sai lầm. Không biết điều này. Về phương diện siêu hình Niết Bàn là sự giải thoát khỏi khổ đau. Về phương diện tâm lý, Niết Bàn là tiêu diệt lòng ích kỷ.
Về phương diện đạo đức, Niết Bàn là diệt bỏ tham sân si. Niết Bàn như được miêu tả trên đây là một đạo quả, chứ không phải là không gian vật lý, hay dạng tồn tại bản thể nào. Nó là trạng thái tinh thần mà bằng trí tuệ rốt ráo con người đạt được, là sự thành tựu tối thượng của sự chuyển hóa của nhận thức. Vậy trong trạng thái Niết Bàn, trong trạng thái đã tận diệt tham sân si, đã chấm dứt luân hồi, đã diệt bỏ vô minh và ái dục, con người sống như thế nào?
Muốn đạt đến Niết Bàn trước hết và trên hết phải lắng đọng mọi hoạt động của thân, khẩu, ý. Phải dứt bỏ mọi sự quyến luyến dính mắc vào các dạng cảm thọ, các khoái cảm giác quan do vô minh đưa lại. Phải tiến hành thiền Định (Dhyana). Thiền Định là con đường đưa con người vào Niết Bàn giải thoát. Trong trạng thái thiền Định con người thấy rõ chân bản của thế giới. Thế giới muôn sai ngàn khác, với các sự vật hiện tượng khác nhau ở hình tướng, nhưng đồng nhất với nhau ở mặt bản thể. Tất cả đều vô thường, vô ngã. Nhận chân được bản thể của vũ trụ như vậy, con người phát khởi đại trí, đại bi. Con người phút chốc bừng nở tình thương vô hạn đối với muôn loài muôn vật. Tất cả đều là một, chỉ vì tri kiến sai lầm nên con người mới tham sân si, mới hành động tạo nghiệp để thỏa mãn và nâng cao cái ngã vốn vô ngã.
Với tuệ giác do thiền Định đưa lại, ranh giới ta và người, ta và tha nhân, ta và chúng sinh, người và vật biến mất, tình thương vô hạn, tình yêu vô biên, vô biên giới và nhân giới bừng nở, dâng tràn. Tuệ giác đưa con người vào mát lành, hạnh phúc, an lạc. Kết luận khi gom tụ các yếu tố trên, chúng ta nhìn ra được tu đạo phật dùng thiền Định và chỉ có thiền Định mới gom tụ lại được năng lượng của tư tưởng mà vận hành chứng đắc ngộ đạo đạt Niết Bàn.
Có phải chính Stephen Hawking đã dùng tư tưởng thiền Định của chính mình mà khám phá ra được thuyết big bang và nguyên nhân thành lập vũ trụ giản nở không ngừng nghỉ? Đến ngày nay giải nobel năm 2020 cho 3 khoa học gia vật lý học, chứng minh sự hiện hữu của Lỗ đen Black hole theo thuyết big bang. Chúng ta cũng suy tư trong không gian giản nở như vậy, thì phải có một cõi nào đó trong không gian vô tận, trong lỗ đen đó hay không? Có một định vị cõi Niết Bàn hay cõi Tịnh Độ? Cõi Trời? Thuyết Einstein về mass and energy conversion thì vật chất và năng lượng không bao giờ bị tiêu diệt mà chỉ biến đổi trạng thái mà thôi. Thì cái sống chết của con người là một luân hồi mãi mãi. Nhưng cũng công nhận có một energy sau khi chúng ta chết. Energy nagy Phật giáo gọi là tâm thức hay dân gian gọi là linh hồn, vậy nếu ta dùng tư tưởng thiền định điều khiển energy này sau khi diệt tận lậu hoặc, chuyển sự vận hành nó về một năng lượng: Vô Sở Bất Tại, chỗ nào cũng có hiện hữu, thì đó chính là cõi Niết Bàn, cõi Tịnh Độ?
Đức Phật cũng giống như chúng ta cũng là con người, ngài dùng thiền định mà đắc đạo cũng như ngài đạt được một chương trình (programmer) trong não bộ của người. Với programmer nầy ngài có thể sáng suốt nhìn ra thật tướng các pháp, trong đó có con người chúng ta và tìm ra được cội nguồn của vạn pháp, xóa được không gian thời gian số lượng là ý thức phân biệt của con người, xóa được vô ngã vô pháp không chấp vào bất cứ cái gì đó là tánh giác. Qua câu chuyện Bahiya cũng như một đêm mà Ma Ha Ca Diếp giúp cho Ananda ngộ được đạo, đạt tánh giác là câu: không là với đó, không là ở trong đó, không ở nơi này nơi kia và ở chặng giữa tức là không có không gian, cũng như Ananda nghiên mình để nằm xuống thì ngộ được Tánh giác tức là không nằm không ngồi không ở giữa không đứng không đi không thức không ngủ Tánh giác ngộ được đạo là như vậy đó, không còn ý thức của sự phân biệt. Nó giống như một trực giác trực nhận mà ta hiểu bởi sự hoạt động tâm lý ra ngoài ý thức và tiềm thức. Trực giác là sự vận hành của vô thức không thông qua ý thức.
Einstein cũng thường cho rằng trong vũ trụ có nhiều hệ (system), như hệ chúng ta đang ở trên trái đất thì con người chúng ta thấy nghe sờ xúc cảm có nhưng cũng giới hạn trong một khung (range) nào đó như mắt không nhìn được ánh sáng hồng ngoại mà con dơi nhìn được trong bóng tối, tai không nghe được tần số sóng âm thấp hay quá cao. Và chúng ta chỉ nhìn thấy khi có ánh sáng mặt trời. Vậy cõi nào đó ở hệ (system) nào đó là có thể có được (logical). Vì ngày nay chứng minh có lỗ đen black hole thì cõi nào đó để tập trung energy về cõi đó cũng là có thể được (logical). Tại sao đức Phật bảo nghiệp lực vận chuyển tâm thức đi về đầu thai? Như vậy Tâm thức là energy một năng lượng vận hành theo Nghiệp Lực tức là có sức hút, vậy sức hút về một cõi nào đó cũng có thể có vì sức hút do tần số năng lượng do khác biệt điện tích negative và positive.
Giải thích cái chết của một A La Hán như dẫn chứng trên cũng có thể hiểu được theo ý niệm này. Có nghĩa nếu chúng sinh vô minh thì Nghiệp Lực kéo đi đầu thai, còn A La Hán hết vô minh thì không còn Nghiệp Lực nhưng theo qui luật mass and energy conversion thì A La Hán vẫn còn có energy của tâm thức, và energy này không đi đầu thai thì nó sẽ đi về đâu? Phải có còn lực hút để đi về một cõi nào chứ? Vì năng lượng là dạng sóng có sức hút như positive hút negative vậy. Tuy hết Nghiệp Lực nhưng năng lượng đó không thể mất đi tiêu diệt đi được vì nguyên tắc bảo tồn năng lượng Einstein thì nó không bị triệt tiêu vậy năng lượng đó đi về đâu? Ngọn lửa tắt đi về đâu?
Theo Einstein ngọn lửa biến thành năng lượng là nhiệt lượng hòa nhập với nhiệt lượng chung quanh ngọn lửa đó, vậy nó là Vô Sở Bất Tại: ở đâu cũng đều có mặt. Tóm lại, mặc dầu có rất nhiều thuyết cho rằng Niết Bàn không là một cõi nào trong không gian, và đức Phật rất ít nói về cõi Niết Bàn, nhưng bản thân chúng tôi nhận ra một kết luận: khi giác ngộ hành giả dùng niệm mà đi đến không còn có không gian thời gian số lượng, năng sở vô song có nghĩa là cái của tôi và cái đối tượng của tôi không còn tồn tại, và ngộ đạo.
Như vậy khi họ giác ngộ mà chết thì năng lượng đó không bị triệt tiêu và cũng không còn Nghiệp Lực. Vậy chúng ta nhận ra rằng có một cõi nào đó trong không gian vô cùng tận này chứa đựng một năng lượng của tâm thức cho họ, một cõi Niết Bàn hay Tịnh Độ, cõi Thiên. Một cõi vĩnh hằng như các tôn giáo khác. Một nhà vật lý học có đưa ra rằng chúng ta là xuất phát từ một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ vi phạm lỗi (có lẽ tham sân si) mà bị đọa xuống trái đất này thi hành hình phạt, để rồi tu tập hướng thiện chết sẽ về lại hành tinh đó, còn nếu không tu tập hướng thiện thì sẽ luân hồi mãi mãi trên trái đất này.
Nhà vật lý này khảo sát DNA của tất cả các loại sinh vật trên trái đất nghiệm ra rằng chỉ có con người là có hơn 20 DNA gốc khác với tất cả mọi loại khác. Khi xưa Bà La Môn hỏi đức Phật chết rồi đi về đâu? Phật không trả lời, mãi sau này Bồ Tát Long Thọ mới đưa ra Trung Quán Luận giải thích bằng 8 bất: không đến không đi, không đoạn không thường, không sanh không diệt, không một không hai. Như vậy Phật là Vô Sở Bất Tại: ở đâu cũng có Phật. Khi giác ngộ Phật có bảo rằng kiếp này là kiếp sau cùng của Ngài không còn đầu thai tiếp, vậy Phật đi đâu? Chỉ có các Bồ Tát vì nguyện lực nên còn ở lại cõi dục giới này mà thôi.
Einstein bảo vũ trụ có nhiều hệ system khác nhau vậy có cõi Niết Bàn, Tịnh Độ là có lý. Vì vũ trụ 90% là black matter. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng Nhất thiết duy tâm tạo, một là tất cả tất cả qui về một, một đây có phải là Singularity của Big bang? Và Tâm là gì? Đó là tâm thức là năng lượng, như vậy tâm ta, năng lượng ta đi về cõi nào đó ta mong cầu? Vì năng lượng đó không bao giờ bị triệt tiêu. Kết luận có một cõi Niết Bàn, nơi đó có trạng thái Niết Bàn và trạng thái này vô sở bất tại tức là ở đâu cũng có trạng thái này khi đã Giác Ngộ nên khi sống hay làm Bồ Tát thì ở thế gian, khi chết thì mang về cõi Niết Bàn. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm