Thứ, 16/09/2024, 17:00 PM

Tu hành ở nhà có thể tự tại vãng sanh không?

Hỏi: Chúng con y theo giáo huấn của lão Pháp sư, lấy bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật hiệu, mỗi ngày nghe giảng kinh 4 giờ, dùng phương pháp như vậy để học tập. Nhưng chúng con tự tu ở trong nhà, thiếu ngoại duyên đến chùa cộng tu, liệu có thể tự tại vãng sanh không?

451713769_896910635809540_6486486839278114135_n

Đáp: 

Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì ngoại duyên quan trọng nhất chính là không bị hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Có khi tu hành trong nhà còn thù thắng hơn ở chùa. Nếu trong chùa không có trợ duyên tốt, không có Niệm Phật Đường thật sự tốt, không có sự hộ trì như lý như pháp, người ở ngoài nhiều.

Lời người xưa nói vẫn là có đạo lý, “biết quá nhiều việc thêm phiền não, quen quá nhiều người lắm thị phi”, nhiều người thì có thị phi, ngược lại không thể thành tựu. Từ xưa đến nay, người thật sự thành tựu, quá nửa là bế quan, họ hoàn toàn đoạn tuyệt với ngoại duyên.

Từ chỗ này thì bạn sẽ biết người hộ quan rất tận tâm, rất có trách nhiệm, có thể ngăn mọi ngoại duyên cho bạn, để hoàn cảnh tu hành của bạn thanh tịnh. Một ngày có thể nghe giảng kinh 4 giờ, niệm Phật 20 giờ, đây là thông thường nói tối thiểu. Tốt nhất là niệm Phật không được gián đoạn, vậy mới chân thật đạt được tự tại vãng sanh.

Trường hợp của cư sĩ Hoàng Trung Xương ở Thâm Quyến rất đáng để tham khảo. Ông ấy bế quan, tịnh khẩu ba năm, mỗi ngày ít nhất đọc hai bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Ông không nghe giảng kinh, chỉ đọc kinh, sáng đọc một bộ, tối đọc một bộ, niệm Phật hiệu không gián đoạn, mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi lại niệm tiếp. Ông không nói chuyện với người khác, người khác cũng không nói chuyện với ông, cho nên tâm của ông là định. Bế quan 3 năm, ông là 2 năm 10 tháng, còn có 2 tháng nữa là viên mãn, ông đã biết trước giờ đi, đã vãng sanh rồi. Ông đã làm thí nghiệm cho chúng ta, pháp môn Tịnh Tông niệm Phật cầu vãng sanh, ba năm rốt cục có phải là thật không? Ông đã làm rất nghiêm túc, quả nhiên sau ba năm thì thành công.

Chính mình phải có quyết tâm, quan trọng nhất chính là bạn phải buông được xuống. Bạn còn có chuyện bận tâm không thể buông xuống, vậy thì không được, bạn tu ba mươi năm cũng không có cách gì vãng sanh.

Chân thật buông xuống, triệt để buông xuống. Người thân quyến thuộc của bạn phải hiểu bạn thì sẽ không làm phiền bạn, đây mới là quan trọng. Nếu người thân quyến thuộc thường hay đến quấy nhiễu bạn thì bạn sẽ gặp phiền phức.

Cho nên, ở chùa hay trong nhà đều không nhất định, chủ yếu chính là hoàn cảnh, hoàn cảnh ở nhà tốt thì ở nhà có thể vãng sanh; hoàn cảnh ở chùa tốt thì cũng là trợ duyên rất tốt.

Làm sao để có vé vào cổng vãng sanh thế giới Cực Lạc?

Trích trong: Học Phật Vấn Đáp Tập 2

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm