STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác.
Những ngày cuối năm ngoái, bên cạnh dòng phim giải trí, kinh dị, ở các cụm rạp, khán giả Việt đã bất ngờ chạm tay vào bộ phim đề tài Phật giáo sâu lắng: An Lạc (Kan Kaung). Phim do điện ảnh Myanmar sản xuất, được khán giả đánh giá là “liều thuốc chữa lành” tâm hồn, nội dung đáng suy ngẫm, đậm chất thiền…
Bộ phim đã xuất sắc đạt được hàng loạt giải thưởng danh giá. Năm 2023, An Lạc được xướng tên trong ba hạng mục Best Film (Phim xuất sắc nhất), Best Cinematography (Quay phim hay nhất) và Best Movie Music (Nhạc phim hay nhất) tại Myanmar Film Excellence Award Ceremony.
Không dừng lại ở đó, phim tiếp tục đem về 3 giải thưởng khác là Best Producer Award (Nhà sản xuất xuất sắc), Best Director Award (Đạo diễn xuất sắc) và Best Actor Award (Diễn viên xuất sắc) tại SEA International Film Festival 2024. Đây là minh chứng cho khả năng chạm đến trái tim người xem một cách mạnh mẽ của An Lạc.
An Lạc lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về mối duyên của một nhà sư Shin Sanda (tu học tại một ngôi chùa ở làng quê Myanmar) và chú chó có tên Kan Kaung (An Lạc).
Theo đó, toàn bộ phim, An Lạc được giới thiệu chuyển thể từ tiểu thuyết, kể về mối nhân duyên giữa vị sư (Paing Takhon thủ vai) và chú chó. Ban đầu, An Lạc là một chú chó hoang quậy phá bị dân làng xa lánh. Sư Shin Sanda trong một lần đi khất thực đã cứu giúp chú chó đáng thương ấy. Đó là thời buổi đói kém tại Myanmar, người còn không đủ ăn nên người ta cũng không mặn mà lắm với việc nuôi chó. Những anh chị em của chú chó không ai sống nổi, đến khi gặp nhà sư thì nó là con duy nhất còn sống trong bầy.
Sau lần được cho ăn, chú chó trở nên thân thiết đặc biệt với sư thầy, tự nguyện đi đến chùa nương nhờ. Nhà sư Shin Sanda cũng có tình cảm với nó và đặt cho nó cái tên An Lạc với mong muốn cuộc đời sau này của nó bình yên, vui vẻ.
Mối liên kết diệu kỳ giữa vị sư và An Lạc thể hiện những triết lý nhân sinh sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên muôn loài. Ngoài ra, bộ phim còn ghi lại những thước phim bình yên thể hiện vẻ đẹp văn hóa và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tại Myanmar.
Phim không chỉ đơn thuần khắc họa câu chuyện một nhà sư cảm hóa chú chó hoang nghịch ngợm mà còn khéo léo lồng ghép những triết lý Phật giáo bình dị nhưng vô cùng sâu sắc về nhân duyên giữa người với người, người với muôn loài, nhân quả, nghiệp báo.
Sư Shin Sanda cảm nhận rất rõ mối nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp của mình với An Lạc, An Lạc không cùng tiếng nói nhưng hành động yêu thương, quyến luyến “chủ” cũng thể hiện điều đó. Đặc biệt, sự giằng xé trong đấu tranh tu tập giải thoát, vượt qua các ái chấp thường tình của nhà sư trẻ với chú chó cùng tình cảm kiên định của An Lạc dành cho chủ, độ trung thành của chú đã chạm đến cảm xúc người xem.
Mặc dù mang hơi hướng triết học Phật giáo nhưng dưới sự chỉ đạo khéo léo của đạo diễn Win Lwin Htet, An Lạc không tạo cảm giác khô khan mà ngược lại, phim mang lại cho khán giả bầu không khí bình an và chữa lành khi xem. Tất cả tổng hòa lại tạo nên một bộ phim đúng với tinh thần “nếu cuộc đời là một cuộc hành trình, vậy thì tất cả chúng ta đều xứng đáng có được một người bạn đồng hành chân thành”. Và thực sự, nhà sư Shin Sanda và An Lạc đã trở thành bạn đồng tu khi cùng sách tấn nhau, cùng nhau buông bỏ chấp niệm, để tiến bước trên con đường an lạc.
Đâu đó trong phim cũng lồng ghép các yếu tố nhân-duyên-quả, những hạt mầm đã gieo dù nhỏ nhiệm cũng sẽ có kết quả trong mai hậu khi đủ duyên.
Việt Nam là một quốc gia có bề dày về Phật giáo, những trang sử đẹp của Phật giáo với dân tộc, nhân sinh không thiếu để có thể là chất liệu chuyển thể. Một bộ phim Phật giáo do điện ảnh Việt Nam sản xuất có thể nói là đặt hàng từ Phật tử, khán giả Việt để Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội có thể “chiêu mộ nhân tài” tạo nên một tác phẩm điện ảnh Phật giáo xứng tầm.
Thực tế, phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác. Từ hàng chục năm trước, những bộ phim như Chiếc Cúp (The Cup), Sư Huynh (The Dhamma Brothers), Chiến binh hòa bình (Peaceful Warrior), Bánh xe Thời gian (Wheel of Time), Chiến Tuyến Đỏ (The Thin Red Line), Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại Xuân (Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring)… đã khiến người xem ngơ ngẩn.
Đặc biệt, Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại Xuân với câu chuyện nhẹ nhàng về một thiền sư và một đệ tử trẻ sống trong một tu viện nhỏ ở giữa một cái hồ đã gieo vào lòng người xem nhiều suy ngẫm. Sư phụ dạy đệ tử biết về sự bạo tàn của cuộc đời và sự đồng cảm. Khi lớn lên, người đệ tử rời tu viện để đi theo một người con gái đẹp và bắt đầu đối mặt với những xấu xa nhất của cuộc đời. Đời sống tu hành không luôn phải trong sạch, vô tội, hoặc tránh được những cám dỗ của xúc cảm, mà là phải đi sâu vào tận mọi ngõ ngách của bản chất tâm linh của ta. Đó cũng là những bài học tâm linh khó học nhất.
Từng thước phim chuyển tải các câu chuyện, nhân vật, triết lý nhà Phật một cách nhẹ nhàng, sâu lắng, trở thành những tác phẩm có sức ảnh hưởng tâm linh toàn cầu.
Việt Nam là một quốc gia có bề dày về Phật giáo, những trang sử đẹp của Phật giáo với dân tộc, nhân sinh không thiếu để có thể là chất liệu chuyển thể. Một bộ phim Phật giáo do điện ảnh Việt Nam sản xuất có thể nói là đặt hàng từ Phật tử, khán giả Việt để Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội có thể “chiêu mộ nhân tài” tạo nên một tác phẩm điện ảnh Phật giáo xứng tầm.
Nhân đây, câu chuyện sản xuất các phim Phật giáo dành cho trẻ em, phim hoạt hình Phật giáo cũng cần được chú trọng để chuyển tải giáo lý, lời dạy của Đức Phật đến thế hệ mầm non một cách dễ dàng hơn.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
“Nuôi cho lắm bọn trọc rồi giúp ích được gì cho xã hội?” - một lời nói và một cõi lòng...
Cộng đồng mạng và dư luận cả nước vừa chứng kiến nhiều người “mạnh miệng” trên mạng xã hội bị bắt, khởi tố vì vi phạm pháp luật hình sự.
Ở một số địa phương, trong đó có Lâm Đồng, việc “sư không ở chùa” mà mạnh ai nấy mua đất nông nghiệp, xây nhà tạm để ở là chuyện hết sức bình thường.
Sài Gòn hơn 5 năm qua có một cái nhóm mang tên Bạn cần tôi tặng - Saigon give, mà sự có mặt của nó, không chỉ đơn thuần là chuyện về vật chất bạn cần - tôi tặng, mà còn hơn thế nữa.
Năm năm trước, mùa xuân 2020, tôi tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên, chủ đề “Sống tỉnh thức, chết bình an”.
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.