Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/05/2024, 10:46 AM

Tự tại giữa khen chê

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Quán sát tánh bình đẳng

Giữa tiếng xấu, danh thơm

Ca tụng với khinh gờm

Tán đồng cùng chỉ trích

Như ảo ảnh, chiêm bao

Hoa đóm, phù du bay

Hiện hữu giữa đời này

Vốn huyễn hóa, không thực.

Bài kệ này nói đến tám pháp thế gian hay tám ngọn gió đời: thích thú được tán dương, khước từ bị chỉ trích; ưa thích được hạnh phúc, chán ghét bị khổ đau; mong cầu được sang giàu, lo lắng sự tổn thất; say ngất với danh thơm, khổ sầu trong tai tiếng. Ai trong chúng ta cũng đã từng nếm trải chúng rồi phải không nào? Kể cả loài động vật cũng không nằm ngoài phạm vi này nữa là…

Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng đều bận tâm với việc bảo vệ danh tiếng. Ví dụ, khi tôi lên đây, ngồi trên pháp tòa này từ giờ này qua giờ kia, đâu đó trong đầu tôi khởi lên một suy nghĩ: “Mình giảng thuyết ra sao? Thính chúng rồi sẽ phản ứng thế nào? Họ sẽ ca ngợi và vỗ tay chứ? Có lẽ… không! Ồ! Mọi chuyện không ổn rồi. Mọi người sẽ chế nhạo, chỉ trích mình chứ?” Bất cứ khi nào như thế tự tôi lại trấn tĩnh và dặn với lòng mình: “Xem này! Giờ mình đang ngồi đây, trên pháp tòa này và trùng tuyên giáo pháp. Có nên chấp nhận bị lung lạc bởi tám ngọn giờ đời như vậy không?”

Tuy nhiên, chúng ta sẽ luôn bắt gặp những ước mong, lo lắng cùng những suy nghĩ miên man với thiên hình vạn trạng diễn đến trong đầu chúng ta. Kể ngay cả một nhà sư đôi lúc trong đầu cũng bận bịu với suy nghĩ rằng người đối diện có nói với anh ta vài lời khen hay là không? Và nếu mọi việc tệ hơn, anh ta sẽ cố thể hiện trước mọi người để nhận được một cử chỉ cung kính từ họ. Suy nghĩ giống vậy thì thật tồi tệ. Tám ngọn gió đời có thể len lõi trong tâm trí chúng ta như thế, hết sức lặng thầm, hết sức lén lút. Cho dù ngay cả khi ta có một hành động thật thánh thiện đi nữa thì chúng cũng sẽ cố mà lẻn vào.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vì vậy, trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh (Bodhicharyavatara – The Way of the Bodhisattva) có đoạn nói rằng sự tán dương cùng danh tiếng chẳng ích gì để sức khỏe và tuổi thọ gia tăng. Có chăng là nhiều người tán dương thì ta vui lên chút đỉnh mà thôi! Ngoài việc đó, lời tán dương không làm ta sống thêm lâu hay sức khỏe thêm tráng kiện, hay giúp ta trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu người ta chỉ trích, mạt xát mình thì điều đó cũng chả làm ta ốm o, gầy mòn hay tổn giảm đi tuổi thọ. Chúng chẳng có mảy may ảnh hưởng nào đến ta cả.

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm. Điều quan trọng nhất là chúng ta có một hành động phát xuất từ tâm trong sáng, thuần thiện và để cho luật nhân quả làm chứng nhân. Nếu hành động của chúng ta chân thật, thiện lành thì chẳng có sự khác biệt nào dù có là lời hoan nghênh hay tán thán. Cả thế giới có thể hát lời tán dương điều chúng ta làm nhưng nếu chúng ta làm gì sai thì chúng ta cũng phải chịu khổ đau của chính hành động mà ta đã làm mang lại, chúng ta không thể chạy trốn chúng được. Nếu chúng ta chỉ hành động vì động cơ trong sáng, thuần thiện thì dù mọi người trong tam giới này có chỉ trích hay khiển trách ta nhưng không ai trong số họ có thể làm ta khổ đau cả. Theo luật nhân quả, mỗi người chúng ta phải trả giá cho từng hành động một của chính chúng ta.

Trên đây là cách để làm thế nào ta có thể bất động trước tất cả những ngọn gió đời kia, bằng cách quán sát thực tánh của nó ra sao, giống mộng huyển hay như ảo ảnh. Khi người ta khen ngợi ta lại rạng rỡ niềm vui bởi vì chúng ta nghĩ rằng được khen là một sự lợi ích. Nhưng nghĩ như vậy quả thật giống với suy nghĩ rằng chắc thật là thể tính của cầu vồng hay thể tính của một cơn mơ. Dẫu cho lợi lạc có phát xuất thật nhiều từ lời tán dương và khen ngợi đi chăng nữa thì thật sự chúng cũng như không mà thôi. Và để thuyết phục cho quan điểm này, rằng khen chê vốn không thật như mộng ảo. Đạo sư Longchen Rabjam đã dạy rằng: “Tập nhẫn nại chịu đựng chúng như thể chúng chỉ là những tiếng vang”. Thật vậy, khi ai đó nói gì chẳng lọt tai hay xúc não chúng ta, chúng ta cần tập cách kiên nhẫn chịu đựng và tự nhắc lòng mình rằng chúng giống như âm thanh của một tiếng vang, đều là huyễn hóa, không thực. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Một câu nhịn, chín câu lành...

Góc nhìn Phật tử 09:17 16/05/2024

Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.”

Xem thêm