Tụng kinh Bát-nhã để trợ niệm
Hỏi: Bố chồng tôi hàng ngày vẫn tụng kinh Bát-nhã, sám hối sáu căn theo nghi thức của thiền viện đều đặn ngày hai thời. Xin được hỏi lúc bố chồng tôi lâm chung thì nên trợ niệm bằng niệm Phật A Di Đà hay là tụng kinh Bát-nhã. Vì kinh Bát-nhã đã ăn sâu vào tiềm thức bố tôi rồi.
Hỏi:
Trước đây, bố chồng tôi quy y tại thiền viện Thường Chiếu. Sau đó, cụ hàng ngày vẫn tụng kinh Bát-nhã, sám hối sáu căn theo nghi thức của thiền viện đều đặn ngày hai thời. Mặc dù tuổi già sức yếu nhưng cụ không bao giờ bỏ thời khóa công phu của mình. Nhưng cách đây một tuần, sức khỏe của bố chồng tôi ngày càng yếu dần, cụ không ăn được và chỉ toàn uống sữa.
Tôi có khuyên niệm Phật A Di Đà nhưng cụ bảo chưa hiểu gì về Phật A Di Đà, chỉ có biết Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và kinh Bát-nhã mà thôi. Cụ có bảo khi nào khỏe thì sẽ nghiên cứu sau. Vì hiện nay cụ đã quá yếu, vô thường đến lúc nào không hay nên xin được tư vấn cho lúc bố chồng tôi lâm chung thì nên trợ niệm bằng niệm Phật A Di Đà hay là tụng kinh Bát-nhã. Vì kinh Bát-nhã đã ăn sâu vào tiềm thức bố tôi rồi.
Đáp:
Một Phật tử lúc về già có duyên lành quy y Tam bảo, biết niệm Phật Thích Ca, sám hối sáu căn, tụng kinh Bát-nhã (Tâm kinh) đều đặn mỗi ngày hai thời là rất quý, có thiện căn với Phật pháp.
Đạo Phật có nhiều pháp môn tu, tùy theo nhân duyên của mỗi người mà tùy chọn cho mình một pháp tu thích hợp. Bố chồng của bạn đã có nhân duyên với kinh Bát-nhã, đã từng suy nghiệm và quán tưởng về “ngũ uẩn giai không” của Tâm kinh thì đây chính là ngọn đèn tuệ giác sẽ soi sáng cho ông giác tỉnh mà sanh về cõi lành khi thuận thế vô thường.
Thời Thế Tôn còn tại thế, Ngài thường cử các vị Tỳ-kheo đệ tử đi hộ niệm cho các Phật tử lúc sắp lâm chung. Phần lớn nội dung của các pháp thoại hộ niệm ấy là khai thị về Khổ, Vô thường, Vô ngã để người sắp mất xả ly tham ái và chấp thủ mà được sanh về các cõi lành.
Cũng vậy, bố chồng của bạn sinh thời chuyên tụng niệm kinh Bát-nhã, khi ông yếu dần và sắp mất thì tụng kinh Bát-nhã cho ông nghe. Hạt giống tuệ giác “ngũ uẩn giai không” trong tâm của ông đã có sẵn nhờ tụng niệm hàng ngày khi sanh tiền, nếu được thân nhân hộ niệm lúc lâm chung sẽ phát huy dụng lực để tái sanh vào thiện giới.
Niệm danh hiệu Phật A Di Đà để hộ niệm cho người “chưa hiểu gì” cũng tốt. Nhưng nếu người đó đã từng tu tập và quán chiếu sâu về kinh Bát-nhã rồi thì hãy tụng kinh Bát-nhã để hộ niệm, chắc chắn sẽ siêu sanh tịnh cảnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm