Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/12/2020, 15:15 PM

Tùy bút: Nhớ trò chơi bắn bi ngày thơ ấu

Trong những trò chơi ngày thơ ấu chốn thôn quê, tôi nhớ và thích nhất là trò bắn bi (Nam Bộ quen gọi là bắn cu li), một thú vui mà trẻ con thời bấy giờ hầu như ai cũng biết.

Dưới mái hiên chùa - thân tâm an lạc

Thường có 2 loại chơi thông dụng là bắn 1 lỗ và 2 lỗ. Mỗi loại chơi đều có những qui định tương đối giống nhau chỉ khác một vài qui định theo luật chơi.

Trò bắn bi xưa. Ảnh minh họa.

Trò bắn bi xưa. Ảnh minh họa.

Sân chơi được tổ chức trên các sân rộng, bằng phẳng thường trong các sân trường hay trong các sân đình làng dưới những tàng cây cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát bao trùm. Hồi đó bi được làm bằng thủy tinh có nhiều màu như: xanh, đỏ, vàng, cam…có khi là màu hỗn hợp trộn lẫn của các màu rất đẹp, sặc sở, bắt mắt. Chúng tôi “mê” nhất là những viên bi sữa đủ màu óng ánh bán rất đắt tiền tại tiệm tạp hóa của một ông “chệt” đầu rạch. Mỗi lần đi học ngang qua tiệm tạp hóa, chúng tôi cứ chằm chằm nhìn vào những viên bi sặc sở được chứa trong các lọ chứa một cách thèm thuồng, ao ước. Có lúc người lớn cho tiền ăn vặt, chúng tôi lại nhịn ăn để dùng số tiền đó để mua bi tổ chức trò bắn bi với niềm vui bất tận.

Về cách thức chơi lúc đó có 2 dạng: chơi ăn bắn mắc cá (còn gọi là bắn ăn chơi) và chơi ăn bi (gọi là chơi ăn thiệt). Ở dạng thứ nhất người thua sẽ bị người thắng bắn bi vào mắc cá đôi chân (còn gọi là nẻ) có lúc sưng vù đi lại khó khăn nhưng hiếm ai bỏ cuộc. Dạng thứ 2 là người thua phải “chung” hết số bi tham gia trận đấu cho đối phương với đôi mắt tiếc nuối. Những hòn bi tham gia có lúc bị sứt mẻ khắp chỗ do va chạm với nhau nhưng người thắng luôn tự hào và sung sướng mỗi khi đếm “chiến lợi phẩm” phát ra những tiếng kêu lách cách thật sướng tai rồi cho vào cặp da với nụ cưới tự đắc.

Chùa xưa - Trăng nước nơi nao

Những viên bi đầy màu sắc. Ảnh minh họa.

Những viên bi đầy màu sắc. Ảnh minh họa.

Ngày nay trò chơi này hầu như không còn tồn tại, nếu có chỉ còn xuất hiện ở trong phim ảnh có bối cảnh không gian xưa ở khu vực nông thôn. Bi thủy tinh thỉnh thoảng vẫn còn bán tại các nhà sách như chỉ để người mua dùng trang trí các chậu hoa hay các vật dụng khác mà thôi.

Còn tôi cứ mỗi lần nhìn thấy những viên bi tròn lại tràn dâng niềm hoài cổ vô chừng về một trò chơi xưa ở chốn quê nghèo.

Ngôi chùa hơn 20 năm dạy chữ Khmer cho học sinh ngày hè

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Xem thêm