Đâu rồi chiếu bóng ngày xưa?
Tôi vốn là tín đồ của nghệ thuật chiếu bóng. Bây giờ dù xa Sài Gòn nhưng mỗi lần về đây tôi thường giành thời gian tìm lại những rạp chiếu bóng xưa với nỗi buồn hoài cổ mà bản thân cũng không lý giải được vì sao chúng cứ đeo đuổi tâm hồn tôi.
Bảo tàng nông cụ lưu giữ ký ức
Quê tôi ở Thủ Đức nên rất thường xuyên “cúp cua” các tiết học để đi xem chiếu bóng ở rạp Đại Lợi gần chợ Thủ Đức. Hôm nào có tiền kha khá thì chúng tôi đạp xe tới Bả Chiểu để xem chiếu bóng ở rạp Cao Đồng Hưng. Trước đó sẽ là những động thái quen thuộc: mua quạt giấy, mía ghim, nước mía, bánh mì, đậu phộng để vừa xem vừa ăn.
Mỗi khi có những bộ phim hay chiếu trên màn ảnh rộng, khán giả xếp hàng mua vé khá đông, chúng tôi phải tranh thủ chen lấn với người lớn để mua vé cho bằng được. Tôi rất nhớ các bộ phim võ hiệp thịnh hành lúc bầy giờ với các diễn viên: Lý Thanh, La Liệt, Sương Điền Bảo Chiêu, Dương Vũ…hay các loại phim “cao bồi” Mỹ; sau đó là thời kỳ của loại phim võ thuật trong đó diễn viên gạo cội được mến mộ nhất là: Lý Tiểu Long; Khương Đại Vệ…
Hồi đó các rạp chiếu bóng thường rạch ròi với các rạp hát cải lương. Cụ thể rạp hát Hưng Đạo, Quốc Thanh và một số rạp chuyên biểu diễn cải lương Hồ Quảng, cải lương truyền thống, còn các rạp còn lại như: REX, Đại Nam, Vĩnh Lợi, Casino…chuyên chiếu phim nhựa. Các rạp chiếu phim thường chiếu nhiều suất trong ngày bởi lúc nầy không có các bộ phim nhiều tập như bây giờ; đa phần là phim lẽ với thời gian xấp xỉ 90 phút đến 120 phút.
Lũ nhỏ chúng tôi rất thích chạy theo reo hò sau lung những chiếc xe lam 3 bánh của các rạp chiếu bóng vừa chạy vừa phát loa giới thiệu phim, vừa ném những tờ rơi tung tóe xuống mặt đường trắng xóa. Trước mỗi rạp là các pa nô quảng bá những diễn viên nổi danh sẽ có mặt trong phim.
Vui nhất là các ngày tết, chúng tôi thường gom góp tiền lì xì của người lớn để “đóng đô” trong các rạp chiếu phim trong cảm giác rất mát mẻ của những chiếc quạt trần lắp trên vách phòng. Khi bộ phim được chiếu phân nửa thời gian, chủ rạp thường cho nghỉ “xả hơi” để khán giả giải quyết nhu cầu vệ sinh, ăn uống “dã chiến” để 15 phút sau sẽ tiếp tục theo dõi phần còn lại của bộ phim. Vui nhất là cũng "bực mình” nhất là phim đang chiếu đến phần gay cấn nhất thì bị sự cố “Đứt phim”. Đèn được bât sáng; nhân viên kỹ thuật thao tác rạp nối nhanh chóng để phim tiếp tục chiếu. Sau khi rời rạp, chúng tôi lại tụ tập dạo chơi bằng các chú “ngựa sắt” trên các tuyến đường.
Những hình ảnh Tết của một thời xưa cũ
Sau ngày miền Nam giải phóng, phim truyện Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhưng đa phần là phim trắng đen nên lượng người đến xem thưa dần. Sau đó là sự xuất hiện khá nhiều phim ảnh Việt Nam trên truyền hình khiến các rạp chiếu bóng càng vắng khách. Lúc nầy các bộ phim được nhiều người ưa thích nhất lúc nầy như: “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”; “Chị Tư Hậu”; Nổi gió”; "Mùa Gió Chướng”; “Đường Về quê mẹ”; “Người chiến sỹ trẻ”; "Biệt động Sài Gòn”…với các diễn viên nổi danh như: Trà Giang, Lâm Tới, Thu Hiền, Thế Anh, Lý Huỳnh, Thúy An. Thanh Lan…
Khi nghệ thuật băng đĩa xuất hiện cùng sự có mặt của nền phim ảnh màu thì các rạp chiếu bóng Sài Gòn thực sự bị cô lập. Nhiều rạp chiếu bóng chuyển sang hình thức kinh doanh mới để tự cứu lấy mình. Một số rạp “biến mất” để thay vào đó là siêu thị, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh khác.
Đã trên 45 năm xa Sài Gòn nhưng tôi cứ nhớ như in những con đường, địa điểm các rạp chiếu bóng nổi tiếng năm xưa trên đất Sài Gòn. Bây giờ chỉ cần “nhấp chuột” là người ta ngồi tại nhà tha hồ xem phim từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi; thể loại nào cũng có hết. Người ta xem phim mọi lúc, mọi nơi tùy ý thích của mình mà chẳng cần đến rạp chiếu bóng để mua vé, khỏi phải di chuyển đâu xa .
Tôi thì cứ mãi hoài cổ như một “ông già cổ lổ xỉ” bởi cứ thích tìm về những rạp chiếu bóng xưa thật là xưa; thèm thấy hình ảnh những chiếc xe lam vừa quảng cáo vừa tung tờ rơi khắp đường phố; thèm nghe tiếng khua lốp cốp vui tai của những hàng ghế khán giả vang rền rạp mỗi lúc khán giả đồng loạt đứng lên khi hết phim…
Đâu rồi chiếu bóng ngày xưa?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm