Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/11/2022, 23:27 PM

"Ưu tiên công tác giáo dục ở các trường Trung cấp Phật học"

Nên xem xét đưa những môn học về tư tưởng, đạo đức Phật giáo vào chương trình giáo dục ở các trường Trung cấp Phật học, góp phần hạn chế những hiện tượng tiêu cực ở một số vị Tăng Ni trẻ mới ra trường.

Audio

Nhìn vào vấn đề đào tạo Tăng Ni hiện nay ở các Trường Trung cấp Phật học có thể thấy rất nhiều điều khởi sắc. Xu hướng cải cách và đổi mới giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao giúp Tăng Ni đảm bảo am hiểu về cả thế học lẫn Phật học. Bản thân tôi đang công tác trong lĩnh vực này cảm thấy an tâm rất nhiều vì chúng ta đã và đang đào tạo nên một đội ngũ kế thừa của Giáo hội có chất lượng, đầy đủ phẩm chất đạo đức, đủ sức chung tay cùng chư tôn đức gánh vác các công việc của Giáo hội.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn vào các vấn đề bất cập, còn tồn đọng trong công tác giáo dục ở các Trường Trung cấp Phật học. Có thể thấy rõ, cơ chế và nội dung đào tạo hiện nay ở các trường vẫn chưa có sự đồng bộ. Các giáo viên phụ trách bộ môn thì chưa soạn giáo án cụ thể để giảng dạy, một số vị chưa được tập huấn kỹ năng giảng dạy dẫn đến việc truyền tải nội dung đến Tăng Ni còn nhiều hạn chế.

Hòa thượng Thích Trí Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Trà Vinh - Ảnh: GN

Hòa thượng Thích Trí Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Trà Vinh - Ảnh: GN

Bên cạnh đó, trình độ đầu vào của Tăng Ni trẻ không đồng đều, dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo theo yêu cầu đặt ra, một số nơi còn có hiện tượng các vị Tăng Ni chưa đủ điều kiện nhưng vẫn được tốt nghiệp ra trường, làm ảnh hưởng đến bộ mặt chung của ngành giáo dục Phật giáo. Chưa kể, nhiều trường Trung cấp Phật học còn gặp khó khăn trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hoặc trang thiết bị giảng dạy chưa bắt kịp được xu hướng phát triển của xã hội. Có thể một phần do điều kiện kinh tế của mỗi trường, mỗi địa phương nhưng cũng phần nào hạn chế hiệu quả công tác giảng dạy.

Nguyên nhân sâu xa nhất là do chúng ta chưa chú trọng đến công tác giáo dục Tăng Ni trẻ hiện nay. Vì vậy, trong nhiệm kỳ tới, tôi mong Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương cần có sự quan tâm, hỗ trợ đồng bộ về công tác giáo dục đào tạo từ Trung ương đến địa phương nhiều hơn nữa; tạo nên sự gắn kết giữa các Trường Trung cấp Phật học với nhau để hỗ trợ các trường đổi mới khoa học kỹ thuật.

Đặc biệt, bên cạnh các bộ môn chuyên về Kinh - Luật - Luận, chúng ta nên xem xét đưa những môn học về tư tưởng, đạo đức Phật giáo vào chương trình giáo dục ở các trường Trung cấp Phật học. Giống như các trường thế học bên ngoài có bộ môn về đạo đức thì trường Phật giáo cũng nên bổ sung các môn đạo đức tương tự, từ đó góp phần hạn chế hiện tượng một số vị Tăng Ni trẻ mới ra trường thiếu phẩm chất về tư cách, phát ngôn, làm mất niềm tin nơi hàng Phật tử, ảnh hưởng đến Tăng đoàn, Giáo hội.

Ngoài ra, Giáo hội cũng cần quan tâm nhiều hơn về công tác đào tạo nghiệp vụ giáo dục đối với chư tôn đức đang công tác tại các Trường Trung cấp Phật học. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho chư tôn đức Tăng Ni và giảng viên đang phụ trách ở các trường. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ nòng cốt này cũng như góp phần chia sẻ những kinh nghiệm hay trong công tác giáo dục.

Theo: GNO

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Xem thêm