Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/06/2021, 08:51 AM

Vacine của người tu

Trong buổi ăn sáng cùng đại chúng hôm nay, Thầy có đề cập đến việc nhà nước đang phát động chương trình mua vacine cho người dân. Tu Viện Khánh An cũng đã kêu gọi và được sự phát tâm của quí Phật tử gần xa, số tịnh tài lên đến mấy trăm triệu đồng.

Thầy nói vắc xin là chế phẩm dùng để tạo miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể đối một  tác nhân gây bệnh nào đó. Nó là loại kháng thể, khi tiêm vào cơ thể người giúp ta không bị nhiễm bệnh khi bị vi rút đó tấn công. Người được tiêm vacine uốn ván sẽ không bị uốn ván nữa. Trong bối cảnh hiện nay, xã hội đang cần loại vắcxin tiêm vào để không bị lây nhiễm Covid19.

Thế còn vacine của người tu là gì? Mỗi ngày mình có tiêm vacine không? Và nếu như không tiêm thì loại vi khuẩn nào xâm nhập chúng ta? Câu hỏi của Thầy làm cho chúng con phải suy nghĩ, quán xét, tìm lại quá trình tu tập mình, có trang bị cho mình những vacine để đối kháng lại những chuyện bất như ý, những chuyện làm cho tâm bồ đề bị teo tóp, làm cho chí nguyện tu tập bị xói mòn. Câu hỏi đó trong lòng mình đã tự có những câu trả lời xác đáng ngay và liền, không cần phải suy nghĩ gì cả.

Mỗi chúng ta là một vị bác sĩ của đời mình, cần trang bị những kiến thức, phương pháp tu tập phù hợp với căn cơ của mình để trưởng thành mỗi ngày trong giáo pháp của Thế Tôn.

Mỗi chúng ta là một vị bác sĩ của đời mình, cần trang bị những kiến thức, phương pháp tu tập phù hợp với căn cơ của mình để trưởng thành mỗi ngày trong giáo pháp của Thế Tôn.

Mỗi thời khoá hành trì, mỗi phút giây tiếp xúc với hiện tại, những lúc được ngồi uống trà cùng Thầy, những buổi tham vấn, pháp đàm…Thầy đã trao truyền cho đệ tử  những liều vacine thật mạnh để chế ngự tâm vọng động, lao xao, lăng xăng, mong cầu, vọng tưởng…Người đang thực tập trên lộ trình giác ngộ, giải thoát phải đi qua những chướng ngại vật nhất định, làm sao để mình nhận diện và bước qua những chướng ngại vật đó, vượt qua những bẫy mồi của thế tục để nuôi dưỡng đời sống phạm hạnh của mình là vấn đề tối cần thiết mà ai cũng cần để vượt qua. Đức Phật đã dạy cho chúng ta rất nhiều phương pháp thực tập xây dựng tăng thân, nuôi dưỡng tình huynh đệ bằng sáu phép hoà kính.

Nhìn lại những chuyện đã đi qua, những thăng trầm đời sống tu tập, nhiều huynh đệ từ bỏ chí nguyện của mình ít nhiều bị cám dỗ bởi ngũ dục, sống chỉ biết chạy theo những danh vọng, quyền lợi, những cái tưởng vô hình xây dựng cái ảo hảo huyền để rồi xa rời chí nguyện xuất trần của mình.

Giới luật là liệu vacine cần thiết cho mỗi chúng ta!

Giới luật là liệu vacine cần thiết cho mỗi chúng ta!

Trong một chuyến từ thiện có huynh đệ say xe, ói ngay trên xe Thầy quán sát rất tỏ tường nhưng Thầy không dùng các phương pháp nào để chế ngự giúp Sư chú đó bớt say xe. Thầy chỉ nói một câu: Thầy muốn con phải bị cơn say xe đánh dập tơi bời để rồi những lần khác con vượt qua một cách nhẹ nhàng. Và đúng thật, những chuyến đi sau đó, vị ấy không hề bị say xe.

Nếu không vượt qua những làn sóng ái nhiễm đang nhấn chìm ta vào con đường mê chấp, khổ đau, tuyệt vọng, không bị những đòn roi của của đời thì làm sao mình có thể trưởng thành hơn trong ngôi nhà giáo pháp. Những cái khó khăn của cuộc sống tu hành của chúng ta có là gì so với Phật, Tổ đã trải qua.

Nếu chúng ta biết giữ giới, hành trì giới, thành tựu giới, tự trang bị cho mình nếp sống thiền môn quy củ, lấy nếp sống đại chúng làm nếp sống của mình, lấy tâm đại chúng làm tâm mình, nhận diện rõ tất cả sự hiện hiện tượng “như là “ thì sẽ đứng vững vàng trước ba đào sóng dữ, an nhiên giữa tám ngọn gió độc cuộc đời.

Nếu chúng ta biết giữ giới, hành trì giới, thành tựu giới, tự trang bị cho mình nếp sống thiền môn quy củ, lấy nếp sống đại chúng làm nếp sống của mình, lấy tâm đại chúng làm tâm mình, nhận diện rõ tất cả sự hiện hiện tượng “như là “ thì sẽ đứng vững vàng trước ba đào sóng dữ, an nhiên giữa tám ngọn gió độc cuộc đời.

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Ngày nay tìm cầu giáo pháp mình có thể lên mạng tìm một vị Thầy tôn kính, đi bằng máy bay, bằng xe hơi, đến nơi tu tập. Môi trường sống đủ đầy, phương tiện vật chất thì không thiếu thốn nhưng chí nguyện vẫn chưa được dõng mãnh như các bậc tiền nhân. Tuy nhiên đó chỉ là những cái bên ngoài còn tìm cầu một nơi học đạo cốt làm sao tìm một vị Thầy có thể chỉ ra những cái yếu kém của mình, chỉ thẳng cái sai, cái dở của mình để mình hoàn thiện mỗi ngày trong ngôi nhà giáo pháp của Như Lai mới là điều cần thiết. 

Tu tập là lôi hết những cái dở, cái tệ, cái yếu kém đem ra ngoài, đừng cho nó trốn lẫn trong tâm thức, rồi từ đó làm mới lại mình. Làm mới phải trên nền tảng cái cũ, từ cái cũ mới có cái mới, xa lìa cái cũ thì không bao giờ tìm được cái mới. Ngay chính thân  tâm này, nếu mình biết làm mới, xông ướp giáo pháp, tiếp nhận những lời dạy của bậc thánh, bậc chân nhân thì chúng ta sẽ thành tựu được thánh pháp, vững chãi thảnh thơi trên con đường tu tập của mình.

Giới luật là liệu vacine cần thiết cho mỗi chúng ta! Nếu chúng ta biết giữ giới, hành trì giới, thành tựu giới, tự trang bị cho mình nếp sống thiền môn quy củ, lấy nếp sống đại chúng làm nếp sống của mình, lấy tâm đại chúng làm tâm mình, nhận diện rõ tất cả sự hiện hiện tượng “như là “ thì sẽ đứng vững vàng trước ba đào sóng dữ, an nhiên giữa tám ngọn gió độc cuộc đời.

Mỗi chúng ta là một vị bác sĩ của đời mình, cần trang bị những kiến thức, phương pháp tu tập phù hợp với căn cơ của mình để trưởng thành mỗi ngày trong giáo pháp của Thế Tôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Xem thêm