Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/03/2016, 10:55 AM

Vật chất hóa văn hóa tâm linh

Lễ hội là những di sản văn hóa phi vật thể quý báu, thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương và quốc gia, dân tộc. Người xưa đi lễ đền, chùa bằng lòng thành kính, bằng niềm tin chân chính; còn ngày nay, điều đó đã bị “lấn át” bởi tâm lý thực dụng, niềm tin cực đoan...

Nhà văn hóa Thái Kim Đỉnh cho rằng: “Thờ cúng để tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với thánh thần, với người đã khuất, cầu cho an khang, thịnh vượng là tâm lý bình thường của con người, rất đúng và nhân văn. Từ chỗ đó, người ta lại muốn cầu phúc, lộc. Điều đó cũng không có gì sai. Tuy nhiên, nếu như trước đây, biểu hiện tâm lý của con người rất hiền hòa, việc đi lễ, cầu khấn rất trang nghiêm, thành kính thì hiện nay, rất nhiều người sống thiếu kỷ cương, trật tự, việc cầu phúc, cầu lộc thái quá đã làm biến tướng lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất chính là tâm lý con người không ổn định, nhận thức kém về văn hóa tâm linh dẫn đến những “đứt gãy” về văn hóa ứng xử, biến nếp sống hiện nay trở thành nếp sống hủ lậu”.
Ban Quản lý đền Bà Hải cấp thẻ cho các thầy lễ, nhờ đó, việc hành lễ diễn ra tương đối trật tự.
Nhiều năm lại nay, cứ vào mùa lễ hội đầu xuân là trên các phương tiện truyền thông lại tràn ngập các hình ảnh cả biển người lao vào nhau, giẫm đạp, đả thương đến đổ máu. Những nơi thờ tự cần sự tôn nghiêm, thành kính lại hóa thành “chiến trường” của thói thực dụng, vô văn hóa. Nếu như trong nguyên bản các lễ hội dân gian, việc “cướp” vật phẩm chỉ là một thực hành văn hóa mang tính tượng trưng thì ngày nay đã bị biến tướng thành hoạt động tranh cướp gay gắt và người ta buộc phải làm quen với những hành vi cướp lộc, cướp ấn, cướp hoa tre, cướp phết, cướp tiền… một cách phản văn hóa.

Những hình ảnh tràn ngập trên các phương tiện truyền thông như cướp phết làng Hiền Quan (Phú Thọ) vào ngày 13 tháng Giêng hay hàng nghìn người trèo tường, leo lên lư hương cướp, thậm chí, giẫm lên cả bệ thờ để chạm tay vào bảo kiếm tại đền Trần (Nam Định) tối 14 tháng Giêng vừa qua… gây nhức nhối trong mùa lễ hội năm nay.

Dù trước đó, BTC lễ hội đền Trần đã chuẩn bị các phương án an ninh chặt chẽ như huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự, dân quân tự vệ trên địa bàn tham gia công tác đảm bảo ANTT và ATGT nhưng vẫn không ngăn được biển người tham lam và thực dụng.

Tâm lý tranh cướp, chộp giật để cầu lợi cho mình của một bộ phận dân cư thời nay luôn chờ dịp để bùng phát đã thể hiện rõ ở các lễ hội. Không cần chuẩn bị tâm thế chay tịnh để hòa đồng với thế giới tâm linh, không cần hiểu bản chất của lễ hội, không cần biết, muốn có phúc lộc thì phải tự mình rèn luyện nhân cách và chăm chỉ lao động, người ta chỉ chăm chăm cầu thánh thần ban lộc.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh: “Bây giờ, người ta đến với đền, chùa, lễ hội… với tâm lý cầu lợi là chính. Bọn “buôn thần bán thánh” ở các di tích lại bịa ra nhiều chuyện để đánh vào tâm lý cầu lợi của con người thời hiện đại. Văn hóa tâm linh bị xuyên tạc, tạo ra nhiều chuyện để kiếm tiền. Nhà nước ta không quản lý được vấn đề này nên ban quan lý các di tích, ban tổ chức nhiều lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động phản văn hóa. Ví như khai ấn đền Trần là do ban tổ chức lễ hội đền Trần “sáng tạo” để bán lấy tiền. Chính là do ban tổ chức cầu lợi trước nên mới dẫn đến cảnh xô bồ, ẩu đả như chúng ta đã nhìn thấy. Cướp vật phẩm không còn là câu chuyện riêng của một lễ hội, một địa phương nào”.

Khi văn hóa tâm linh đang có xu hướng vật chất hóa thì đó là vấn nạn của toàn xã hội. Trong quan điểm dân gian xưa, lộc vẫn được hiểu là may mắn rơi vào ai người ấy hưởng. Nay, con người nghĩ rằng, tự bản thân mình hoàn toàn có thể định đoạt được lộc cho mình nên mới giành giật bằng mọi cách. Tâm lý a dua theo đám đông đã dẫn đến những hành vi làm biến tướng nét đẹp của các lễ hội. Người ta đã trần tục hóa những điều thiêng liêng, thực dụng hóa những tín ngưỡng. Thấy người khác có thì mình cũng phải có cho bằng được. Sự hạn chế hiểu biết tín ngưỡng lễ hội dẫn đến những hành vi vô văn hóa, nếu không muốn nói là báng bổ thánh, thần của một bộ phận không nhỏ công dân.

Người xưa đi lễ đền, chùa, đi hội ngày xuân bằng lòng thành kính, bằng tâm lý ngưỡng vọng thần linh, bằng niềm tin chân chính của bản thân, còn ngày nay, người ta đi lễ chủ yếu bằng tâm lý thực dụng, bằng niềm tin cực đoan. Muốn trả lại nét đẹp truyền thống cho các lễ hội thì phải xóa bỏ được tâm lý cầu lợi của BTC lẫn người tham gia lễ hội.

Nhóm PV CT-XH
Nguồn: http://baohatinh.vn/van-hoa-ha-tinh/vat-chat-hoa-van-hoa-tam-linh/109907.htm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm