Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/09/2022, 11:26 AM

Vị Phật đầu tiên trong chư Phật là ai?

Kinh văn: “Bạt-đà-bà-la cùng đồng bạn là mười sáu vị khai sĩ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng: Chúng con ban đầu nghe pháp từ Đức Phật Oai âm vương mà xuất gia.

Trong khi chư tăng đang tắm, theo thứ tự đi vào phòng tắm, bỗng nhiên ngộ ra bản tính của nước. Vốn nó không tẩy được bụi, cũng chẳng tẩy được mình. Ở giữa hai điều ấy, con được rỗng rang tịch lặng, con nhận ra cái không có gì. Đến nay con vẫn chưa quên điều sở chứng trong quá khứ, đến khi theo Phật xuất gia, con được quả vị vô học. Đức Phật ấy gọi con là Bạt-đà-bà-la.

Do phát minh diệu tính của xúc trần, nên thành bậc Phật tử trụ. Đức Phật hỏi về viên thông, theo sở chứng của con, do xúc trần là hơn cả.”

Vị Phật đầu tiên là ai?

Vị Phật đầu tiên là ai?

Giảng giải:

Khi Bạt-đà-bà-la mới xuất gia tu đạo, ông ta rất ngã mạn. Khi đó có một vị Bồ-tát tên là Thường Bất Khinh, thường tu tập hạnh kính trọng mọi người. Bất kì khi gặp ai, Bồ-tát nầy cũng thường chắp tay cung kính nói với họ rằng, “Tôi không dám khinh quý ngài, vì trong tương lai các ngài sẽ thành Phật.” Khi Bồ-tát Thường Bất Khinh làm điều nầy đối trước Bạt-đà-bà-la, ông ta liền mắng Bồ-tát Thường Bất Khinh rằng, “Ông thực là kẻ khờ dại!  Sao ông lại làm cái dở hơi? Ông thực là ngớ ngẩn!”

*Sau lần đó, Bạt-đà-bà-la thậm chí còn xúi giục người khác đánh đập Bồ-tát. Khi Bồ-tát cúi lạy những người nầy, họ còn đá vào ngài  khi ngài cúi xuống lạy họ. Có khi họ véo mũi ngài, có khi họ đánh ngài đến gãy răng. Do tính ngã mạn nầy mà Bạt-đà-bà-la bị đoạ vào địa ngục. Ông ta phải chịu ở đó một thời gian dài trước khi được làm người.

Đức Phật Oai âm vương là vị Phật đầu tiên trong chư Phật. Nay nếu có người hỏi quý vị rằng vị Phật đầu tiên là ai, quý vị có thể trả lời chính xác cho họ rằng: Vị Phật đầu tiên thành Chánh giác là Đức Phật Oai Âm Vương. Bạt-đà-bà-la xuất gia từ thời Đức Phật Oai âm vương.  Có lần trong khi chư tăng đang tắm, con theo thứ tự đi vào phòng. Chư tăng vào thời ấy, theo lệ, cứ nữa tháng tắm một lần. Bỗng nhiên  con ngộ ra bản tính của nước. Vốn nó không tẩy được bụi, cũng chẳng tẩy được mình. Nhờ quán sát từ nước mà Bạt-đà-bà-la được giác ngộ. Ông ta ngộ ra đối tượng của sự xúc chạm.

Dù Bạt-đà-bà-la bị đọa vào địa ngục sau đó, nhưng ông ta vẫn không quên những điều ông đã chứng ngộ được.Từ thời Đức Phật Oai âm vương, cho đến khi Bạt-đà-bà-la trình bày những điều nầy trong hội chúng của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một khoảng thời gian không thể tính đếm được. Bồ-tát Thường Bất Khinh chính là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong một kiếp trước. Và Bạt-đà-bà-la, trong chúng hội của Đức Phật Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngày nay, chính là người trong kiếp trước đã  cho người mắng nhiếc đánh đập Bồ-tát Thường Bất Khinh. Bạt-đà-bà-la chính là vị tăng rất ngạo mạn và đầy tự cao nên đã đoạ vào địa ngục.

Bạt-đà-bà-la nói rằng: “Nay con xuất gia và đã thành tựu được quả vị vô học. Đức Phật kia đã ấn chứng cho con và đặt tên con là Bạt-đà-bà-la. Do phát minh diệu tính của xúc trần, nên thành bậc Phật tử trụ. Đối tượng của xúc trần không còn, nhưng diệu tính của  xúc trần hiển lộ.” Khi Bạt-đà-bà-la nói rằng mình là ‘Phật tử’ có nghĩa là là ông đã chứng được giai vị  Bồ-tát.

Vị Phật đầu tiên: Đức Oai Âm Vương Như LaiNhư vậy, vị Phật đầu tiên là đức Oai Âm Vương Như Lai. Thông tin về Ngài được đức Thế Tôn giới thiệu trong phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát Thứ Hai Mươi – Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài đại Bồ-Tát Đắc-Đại-Thế rằng: “Ông nay nên biết! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-ba-tắc, Ưu-bà-di nào thọ trì kinh Pháp Hoa này được công đức như trước đã nói, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cùng ý thanh tịnh, như có người nói thô ác mắng nhiếc chê bai, mắc tội báo lớn cũng như trước đã nói.

Đắc Đại Thế! Về thuở xưa quá vô lượng vô biên bất-khả tư-nghì, vô số kiếp, có Phật hiệu là Oai-Âm-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên-Nhân Sư, Phật Thế-Tôn.

Kiếp đó tên là Ly-Suy, nước đó tên là Đại-Thành. Đức Oai-Âm-Vương Phật trong đời đó vì hàng trời, người, A-tu-la mà nói pháp, vì người cầu Thanh-văn mà nói pháp Tứ-Đế, thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, rốt ráo Niết-bàn; vì người cầu Bích-chi-Phật mà nói pháp mười-hai-nhân-duyên; vì các Bồ-Tát nhân vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác mà nói sáu pháp ba-la-mật, rốt ráo trí huệ của Phật.

Đắc-Đại-Thế! Đức Oai-Âm-Vương Phật đó sống lâu bốn mươi vạn ức na-do-tha hằng-ha-sa kiếp: Chánh pháp trụ ở đời kiếp số như vi trần trong một Diêm-phù-đề; tượng pháp trụ ở đời kiếp số như số vi trần trong bốn châu thiên hạ. Đức Phật đó lợi ích chúng sanh, vậy sau mới diệt độ. sau khi chánh-pháp tượng-pháp diệt hết, trong cõi nước đó lại có Phật ra đời, cũng hiệu là Oai-Âm-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên-Nhân-Sư, Phật Thế-Tôn, cứ thứ lớp như thế có hai muôn ức đức Phật đều đồng một hiệu.

Đức Oai-Âm-Vương Như-Lai, đầu hết diệt độ rồi, sau lúc chánh pháp đã diệt trong đời tượng pháp những Tỳ-kheo tăng-thượng-mạn có thế lực lớn.

Bấy giờ, có vị Bồ-Tát Tỳ-kheo tên là Thường-Bất-Khinh. Đắc-Đại-Thế! Vì cớ gì tên là Thường-Bất-Khinh? Vì vị Tỳ-kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-ba-tắc, Ưu-bà-di, thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: “Tôi rất kính quí Ngài chẳng dám khinh mạn.

Vì sao? Vì quý Ngài đều tu hành đạo Bồ-Tát sẽ được làm Phật”.

Mà vị Tỳ-kheo đó chẳng chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ đi lễ lạy, nhẫn đến xa thấy hàng tứ chúng, cũng cố qua lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: “Tôi chẳng dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ làm Phật”. Trong hàng tứ chúng có người lòng bất tịnh sanh giận hờn, buông lời ác mắng nhiếc rằng: “Ông vô trí Tỳ-kheo này từ đâu đến đây tự nói ta chẳng khinh Ngài, mà thọ ký cho chúng ta sẽ được làm Phật, chúng ta chẳng dùng lời thọ ký hư dối như thế.”

Trải qua nhiều năm như vậy, thường bị mắng nhiếc chẳng sanh lòng giận hờn, thường nói: “Ngài sẽ làm Phật “. Lúc nói lời đó, chúng nhân hoặc lấy gậy cây ngói đá để đánh ném. Ông liền chạy tránh đứng xa mà vẫn to tiếng xướng rằng: “Ta chẳng dám khinh quý Ngài, quý Ngài đều sẽ thành Phật”. Bởi ông thường nói lời đó, nên hàng tăng-thượng-mạn Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di gọi ông là Thường-Bất-Khinh.

Vị Tỳ-kheo đó lúc sắp chết, nơi giữa hư không nghe trọn hai mươi nghìn muôn ức bài kệ kinh Pháp-Hoa của đức Oai-Âm-Vương Phật đã nói thuở trước, nghe xong đều có thể thọ trì, liền được nhãn căn thanh tịnh, nhĩ, tỹ, thiệt, thân cùng ý căn thanh tịnh như trên. Được sáu căn thanh tịnh đó rồi lại sống thêm hai trăm muôn ức na do tha tuổi, rộng vì người nói kinh Pháp Hoa đó.

Lúc đó hàng tăng-thượng-mạn Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di khinh tiện vị đó đặt cho tên “Bất-Khinh”; nay thấy vị đó được sức thần thông lớn, đức nhạo thuyết biện, sức đại-thiện-tịch; nghe vị đó nói pháp đều tin phục tùy tùng.

Vị Bồ-Tát đó giáo hoá nghìn muôn chúng khiến trụ trong vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Sau khi mạng chung được hai nghìn ức Phật đều hiệu Nhật-Nguyệt-Đăng-Minh ở trong pháp hội đó nói kinh Pháp-Hoa này. Do nhân duyên đó lại gặp hai nghìn ức Phật đồng hiệu là Vân-Tự-Tại-Đăng-Vương, ở trong pháp hội của các đức Phật đó thọ trì, đọc tụng, vì hàng tứ chúng nói kinh điển này, cho nên được mắt thanh tịnh thường trên đó, tai mũi lưỡi thân cùng ý các căn thanh tịnh, ở bốn chúng nói pháp lòng không sợ sệt.

Đắc-Đại-Thế ! Vị Thường-Bất-Khinh đại Bồ-Tát đó cúng dường, bao nhiêu đức Phật như thế, cung kính tôn trọng ngợi khen, trồng các gốc lành. Lúc sau lại gặp nghìn muôn ức Phật cũng ở trong pháp hội các đức Phật nói kinh điển này, công đức thành tựu sẽ được làm Phật.

Đắc-Đại-Thế ! Ý ông nghĩ sao? Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát thuở đó đâu phải người nào lạ, chính thân ta đó. Nếu ta ở đời trước chẳng thọ trì đọc tụng kinh này, vì người khác giải nói đó, thời chẳng có thể mau được vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Do ta ở chỗ các đức Phật thuở trước thọ trì đọc tụng kinh này; vì người khác nói, nên mau được vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Đắc-Đại-Thế! Thuở đó bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-ba-tắc, Ưu-bà-di, do lòng giận hờn khinh tiện ta, nên trong hai trăm ức kiếp thường chẳng gặp Phật, chẳng nghe pháp, chẳng thấy Tăng; nghìn kiếp ở địa ngục A-tỳ chịu khổ não lớn. Hết tội đó rồi lại gặp Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát giáo hoá đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Đắc-Đại-The á! Ý ông nghĩ sao? Bốn chúng thường khinh vị Bồ-Tát thuở đó đâu phải người nào lạ, chính là nay trong hội này, bọn ông Bạt-Đà-Bà-La năm trăm vị Bồ-Tát; bọn ông Sư-Tử-Nguyệt năm trăm vị Tỳ-kheo; bọn ông Ni-Tư-Phật năm trăm Ưu-bà-tắc, đều bất thối chuyển ở nơi đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Đắc-Đại-Thế! Phải biết kinh Pháp-Hoa này rất có lợi ích cho các vị đại Bồ-Tát; có thể làm cho đến nơi đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Cho nên các vị đại Bồ-Tát sau khi Phật diệt độ phải thường thọ trì đọc tụng, giải nói, biên chép kinh này….” ( Kinh Diệu Pháp Liên Hoa)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm