Vì sao ý niệm “Tự tư tự lợi” sẽ biến thành “Tự tư tự hại”?

Tế bào trong thân chúng ta, tế bào có lớp mới thay lớp cũ, có sanh diệt. Nhưng thân này phải trụ mấy mươi năm, thời gian của tế bào rất ngắn. Y học hiện đại nói thân thể người ta cứ bảy năm là một chu kỳ, hết thảy tế bào có một lần thay đổi.

Thế nên trước bảy năm những tế bào cũ đã mất đi, những tế bào hiện nay đều là mới hết, vĩnh viễn lớp mới thay lớp cũ.

Tre già măng mọc, tại sao chúng ta chẳng đổi một cái mới, đổi cái tốt, mới hoàn toàn? Thí dụ một cái máy, linh kiện (bộ phận) trong máy hư rồi, tìm một linh kiện tương tợ như cái này rồi gắn vào thì cũng có thể dùng được, đó là đồ cũ chẳng phải mới.

Tại sao không lựa một linh kiện mới hoàn toàn gắn vô, thế thì thân thể này của bạn vĩnh viễn khoẻ mạnh, sống lâu, người một trăm tuổi còn giống như người trẻ tuổi vậy, tại sao? Bạn thay tế bào này bằng tế bào mới, thanh tịnh, chẳng ô nhiễm. Nhưng khi chúng ta thay đổi đều đổi tế bào ô nhiễm. Ô nhiễm như thế nào? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn đã ô nhiễm, những gì đổi được đều chẳng tốt đẹp!

Tâm niệm thuần thiện, chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần giúp đỡ

Vì sao ý niệm “Tự tư tự lợi” sẽ biến thành “Tự tư tự hại”?  1
Ảnh minh họa. 

Bạn xem con nít cũng vậy, con nít bảy tuổi, mười tuổi, đã đổi hai chu kỳ rồi, tại sao vẫn còn tốt như vậy? Vọng tưởng ít, vọng niệm ít. Nếu nói một câu khó nghe thì tâm niệm hại người, hại mình ít, thế nên những tế bào họ đổi vẫn còn mới. Tuổi càng lớn thì tâm niệm hại người hại mình càng nhiều, càng mạnh, càng đổi thì càng tệ, là đạo lý như vậy.

Chúng ta nhìn xem thế giới của Phật, Tây phương Cực Lạc thế giới cũng vậy, tại sao thể chất của người ta vĩnh viễn không thay đổi? Hình như ngưng tụ tại nơi ấy, trên thực tế có phải là ngưng tụ không? Không phải, hay là đời đời chẳng trụ. Tức là trong sự thay cũ đổi mới của họ hoàn toàn chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nghĩa là linh kiện mới vừa đổi này là hoàn toàn mới, vĩnh viễn sẽ mới hoài. Trong máy này thay mười lần, thay hai mươi lần đều là thay đồ mới, là đạo lý như vậy.

Sự thiệt thòi của chúng ta ở tại đâu? Tự mình hại mình, tự tư tự lợi, chuyện này chẳng phải là ‘tự lợi’ mà là ‘tự tư tự hại’, danh từ dùng sai rồi, đâu có chuyện tự lợi? Là tự hại. Lợi tha mới là tự lợi, ai biết việc lợi tha? Phật, Bồ Tát biết lợi tha, người giác ngộ biết lợi tha. Người mê hoặc điên đảo chỉ biết tự lợi, tự lợi là tự hại, chẳng phải là tự lợi. Nói đến lợi không đúng.

Chẳng nói gì khác, chỉ nói về tình trạng sức khỏe thì bạn sẽ hiểu, tự mình hại chính mình. Tại sao tế bào thay cũ đổi mới này chẳng thể đổi thành mới hoàn toàn, chẳng thể đổi thành khoẻ mạnh?

Phải biết tham, sân, si, mạn là độc tố bệnh hoạn nặng nhất, trong tâm của bạn có tham, sân, si, mạn thì đổi tế bào đều là tế bào bị bệnh, đều mang độc tố bệnh hoạn nghiêm trọng, bạn không có lợi gì hết! Dù con nít cũng có tâm tham, sân, si, mạn, nhưng rất yếu ớt, chẳng mạnh, những độc tố trong các tế bào thay đổi của nó rất ít, người lớn tuổi mang theo độc tố bịnh hoạn rất nhiều. Nếu chúng ta chẳng thâm nhập kinh tạng, chẳng hiểu đạo lý Ðại Thừa, chúng ta làm sao biết nổi những chân tướng sự thật này!

Khoa học gia tìm tòi đến ngày nay vẫn chưa phát hiện ra, cũng chẳng tìm hiểu. Thế nên vừa mở đầu thì dùng Sáu Ba La Mật để trước mặt, hết thảy chư Phật, Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh, dạy chúng sanh tu hành chứng quả đều chẳng ra ngoài sáu cương lãnh này.

Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký - tập 4/ trang 52.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Nói nhiều làm phiền lòng người khác

Phật giáo thường thức 09:15 18/03/2025

Nói nhiều là diễn bày bằng lời nói mọi sự việc phát xuất từ những điều kiện khi thấy, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm và suy nghĩ. Người nói nhiều đôi khi gây thiệt hại và làm phiền lòng nhiều người khác. Phụ nữ có thói quen nói nhiều nên được ví ba người phụ nữ xúm lại làm thành cái chợ chồm hổm. Đàn ông nói nhiều thì người ta thường gọi là bà tám và tất nhiên nhiều người không thích điều này.

Thế nào là sự cúng dường cao thượng & lạy Phật đúng cách?

Phật giáo thường thức 09:08 18/03/2025

Năm nay đã 97 tuổi, Thiền sư Kim Triệu vẫn mẫn tiệp. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ. Phatgiao.org.vn giới thiệu phần trả lời câu hỏi trên của Ngài.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo