Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/04/2016, 11:24 AM

Viếng thăm nơi đức Phật nhập Niết bàn

Thánh tích Kushinagar – nơi đức Phật nhập niết bàn, tọa lạc tại thành Kushinagar, thuộc tiểu bang Utta Pradhesh, Ấn Độ. Gần 50 năm thuyết pháp độ sanh, đức Phật đã tuyên bố với Anan cùng đại chúng Tỳ kheo ba tháng sau sẽ nhập niết bàn tại rừng cây Ta La thuộc thành Kushinagar.

Sau khi đức Phật nhập niết bàn, kim thân của Ngài được hỏa táng theo nghi thức tang lễ của một vị chuyển luân Thánh vương. Sau lễ hỏa táng, để tránh sự xung đột tranh giành xá lợi của đức Phật, bộ tộc Malla tại Kushinagar đã đồng ý chia xá lợi Ngài làm tám phần đều nhau cho tám vị quốc vương trong tám nước xây tháp cúng dường.

Bộ tộc Malla cũng xây một bảo tháp tại nơi lễ Trà tỳ của đức Phật để phụng thờ tro than lúc hỏa táng còn lại. Nơi đức Phật nhập niết bàn, Kushinagar đã trở thành một trong bốn thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo (Lumbini, Bodhgaya, Sarnath và Kushinagar).
Bảng chỉ dẫn nơi Đức Phật nhập niết bàn
Ngày nay, khi đến với thánh tích Kushinagar, chúng ta sẽ được chiêm bái hai nơi thiêng liêng nhất: nơi đức Phật nhập niết bàn gồm tháp niết bàn, chùa niết bàn và nơi diễn ra lễ Trà tỳ kim thân của đức Thế Tôn.

Sau đây là một số hình ảnh của thánh tích này:
 
Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa): Ngôi tháp niết bàn to lớn mà chúng ta thấy hiện nay có chiều cao khoảng 45m, đường kính khoảng 10m. Đây là một ngôi tháp có màu trắng, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp được xây trên một nền gạch cao khoảng 2,7m; tháp có hình tròn trụ, với mái hình vòm tròn, phía trên vòm tròn ấy được xây một khối hình trụ nhọn dần lên tận đỉnh, hình trụ ấy gồm ba tầng, cao khoảng 5,5m.

Tháp niết bàn được xây tại thánh tích này để tôn thờ xá lợi của đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt. Gần mười thế kỉ trôi qua kể từ thời vua Asoka, đến thế kỉ thứ bảy, ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này thì bảo tháp niết bàn vẫn còn và ngài đã ghi chép trong cuốn kí sự của mình: “Về phía Tây Bắc của thành này khoảng 3 đến bốn dặm, băng qua dòng sông Ajitavati (A-tỳ-ba-phạt-để), không xa về phía tây của bờ sông này, chúng ta đến một rừng cây Ta La. Cây Ta La giống như cây Huk, vỏ cây màu trắng xanh, lá cây lóng lánh và trơn dịu. Chổ này có bốn cây thật cao, đây là nơi đức Như Lai đã nhập niết bàn, tại đây có tinh xá bằng gạch rất lớn. Trong tinh xá này có một tượng đức Phật nhập niết bàn, Ngài nằm quay đầu về hướng bắc như đang ngủ. Bên cạnh tinh xá này là bảo tháp do vua Asoka xây dựng, mặc dù đã hư sụp, nhưng cũng còn cao gần 60 mét".
Khu vườn trong khuôn viên
Chùa niết bàn (Mahaparinirvana temple): Bước vào thánh tích Kushinagar nơi đức Phật nhập niết bàn, hình ảnh to lớn đầu tiên chúng ta diện kiến được là tháp đại niết bàn, kế đó là chùa niết bàn. Chùa niết bàn mà ta thấy ngày nay được xây lại trên nền bảo tháp niết bàn xưa kia. Chùa niết bàn có một kiến trúc rất riêng so với các loại kiến trúc chùa tháp khác mà chúng ta từng thấy. Ngôi chùa chiều cao khoảng 45m, đường kính khoảng 10m, mái chùa là một hình cong nhọn lên ở giữa, từ xa nhìn đến giống như một hình lăng trụ to lớn, có bốn cửa sổ hình tròn cao lớn gần trên mái trông ra bốn hướng. Trước hành lang chùa có bốn trụ cột sơn màu đỏ rất lớn, chùa được xây dựng để thờ tượng Phật nhập niết bàn.
 
Tháp Trà Tỳ (Angrachaya Stupa): Tại khuôn viên diễn ra lễ Trà tỳ của đức Phật có một ngôi tháp thật lớn, hình dạng đặc biệt trông giống như một ngôi mộ cổ vĩ đại. Tháp có chiều cao khoảng hơn 8m, đường kính của tháp đến 34m. Niên đại của ngôi tháp chưa được xác định chính xác. Đây được coi là một trong những chốn thánh địa linh thiêng nhất đối với Tăng ni và Phật tử trên toàn thế giới. Ngọn lửa thiêng trà tỳ đức Phật được hàng trăm triệu tín đồ tôn kính suốt mấy ngàn năm qua, là một hình ảnh anh minh bất tử, nó luôn gợi lên muôn vàng cảm xúc kính yêu.
 
Các tu sĩ ngồi thiền bên ngoài tháp
Các phật tử đến viếng nơi Đức Phật nhập Niết bàn
Pháp sư Huyền Trang đã từng đến viếng nơi đây vào năm 627 Tây lịch đã miêu tả rất rõ ngôi tháp này trong tập sách “Đại đường tây vực ký”: “Về phía bắc của thành này, sau khi băng qua dòng sông Ajitavati (A-tỳ-ba-phạt-để) và đi khoảng hơn 300 bước, có một bảo tháp. Đây là nơi trà tỳ kim thân của đức Như Lai. Đất chỗ này trộn lẫn giữa đất và than, có màu vàng đen. Bất cứ người nào với lòng chí thành nguyện cầu và tìm ở đây, chắc chắn sẽ tìm thấy một vài xá lợi của đức Như Lai”.
Đức Phật đang nhập niết bàn
Xung quanh bảo tháp Trà Tỳ có nhiều tháp nhỏ và nền móng các tháp, tinh xá, tự viện… hầu hết các tháp và tinh xá này được xây dựng từ thế kỉ thứ nhất trở về sau. Toàn bộ khu vực này được trồng những thảm cỏ xanh, những cây cối và hoa kiểng rất đẹp. Nhưng hoa cỏ hình như cũng úa tàn khi tâm trạng chúng ta luôn cảm thấy u buồn vì sự từ giả của một đấng Thế Tôn.

V.Lộc - C.Bính
Nguồn: http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/vieng-tham-noi-duc-phat-nhap-niet-ban-20160410161650974.htm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm