Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2024, 10:20 AM

“Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”

Trong kinh Pháp Cú phẩm song yếu ngay nơi hai bài kệ đầu tiên Đức Phật có chỉ ra cho chúng ta biết rằng ý của chúng ta dẫn đầu, làm chủ và tạo.

Ý luôn dẫn đầu các pháp thành ra ta tu tập là tu ngay cái ý của mình. Một ý niệm nào khởi lên trong tâm, ta phải nhận biết ngay và nếu như một ý niệm khởi lên trong tâm là ý niệm tích cực, là ý niệm thương yêu, là sự nâng đỡ, bao dung, tha thứ thì ta tiếp tục nuôi dưỡng cái ý niệm đó, còn ý niệm mà nó khởi lên trong tâm là những ý niệm đưa ta về nẻo khổ đau, đưa người về nẻo đau khổ thì ta lập tức dừng nó lại, chuyển hóa nó.

Như vậy sự tự tập chính là thấy điều tốt: làm, phát huy. Thấy điều xấu thì tránh đi.

Làm được như thế chính là ta đang cải đổi vận mệnh của ta rồi, làm được điều này thì gọi là tích phước. Khi ta làm một điều thiện là ta đang tích được phước, đang tích lũy được công đức. Tích phước là như vậy!

Năng lượng tĩnh lặng nhận biết sáng ngời

68900547_1715849565213763_3470424525395460096_n

Bây giờ chúng ta thử chiêm nghiệm, quan sát chính mình và thế giới, và coi thử có phải thế giới này tất cả là năng lượng không? Phải nhận ra thế giới này tất cả là năng lượng thôi thì ta sẽ thấu hiểu được cách làm chủ vận mệnh của ta.

Tất cả vạn vật trong thế giới này đều là năng lượng hết. Vật chất là năng lượng. Vật chất là năng lượng hội tụ lại. Năng lượng hội tụ lại thì nó tạo ra vật chất. Vật chất mà giãn nở ra, mở rộng ra thì vật chất đó thành năng lượng.

Như vậy nói theo kinh Bát nhã thì năng lượng là vật chất, vật chất chính là năng lượng mà trong kinh gọi là "Sắc tức là Không, Không tức là sắc" . Sắc ở đây là vật chất, Không ở đây chính là năng lượng như vậy vật chất là năng lượng, năng lượng là vật chất.

Bây giờ ta xem thử có phải tư tưởng của ta có phải là năng lượng không? Và rõ ràng tư tưởng chính là năng lượng! Như vậy tư tưởng là năng lượng mà năng lượng là vật chất điều này có nghĩa là tư tưởng có thể tạo ra vật chất.

Nhận ra điều này ta sẽ thấy quyền năng của ta ghê gớm không? Vấn đề là ta đã không được học, không được huấn luyện để có thể xử dụng được quyền năng tư tưởng của ta tạo ra vật chất, những trường rung động năng lượng thích hợp để chiêu cảm những gì ta mong muốn thông qua tư tưởng, tức thông qua tâm ý của chúng ta. Và Đức Phật cũng đã khẳng định cho chúng ta điều này trong bản kinh Pháp Cú.

“Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”

Kiến thức 10:20 14/06/2024

Trong kinh Pháp Cú phẩm song yếu ngay nơi hai bài kệ đầu tiên Đức Phật có chỉ ra cho chúng ta biết rằng ý của chúng ta dẫn đầu, làm chủ và tạo.

Bốn tăng thượng tâm – Hướng thượng và hướng thiện

Kiến thức 08:39 14/06/2024

Bốn tăng thượng tâm là các pháp quán niệm về Phật, quán niệm về Pháp, quán niệm về Pháp, quán niệm về Tăng và quán niệm về Giới. Đây được xem là những tâm hướng thượng và hướng thiện, giúp cho người tại gia có thêm niềm tin vững chắc đối với Tam Bảo, khiến mình và người hạnh phúc trong giờ phút hiện tại.

Trạng thái tự nhiên nguyên thủy của tâm là bình lặng

Kiến thức 18:00 13/06/2024

Bản chất tự nhiên đích thực của tâm chúng ta là bình an. (Giống như bản chất tự nhiên của một trái banh là nổi và ở yên trên mặt nước. Nhưng nó luôn bị trăm chìm, ngàn nổi, lênh đênh, nhấp nhô, trôi giạt liên tục là do bởi tác động bên ngoài của gió, sóng, nước, dòng chảy).

Ai thường được rất nhiều thiện thần hộ Pháp theo gia hộ?

Kiến thức 17:30 13/06/2024

Các tai vạ bất ngờ (chư hoạnh) tức là những rủi ro xảy ra đột ngột, bất trắc, như bị xe đụng chết, bị nước dìm chết, bị lửa thiêu chết, rớt máy bay chết, xe lửa lật chết, xe đò rớt xuống khe núi,... những cái chết như thế đều gọi là "hoạnh tử."

Xem thêm