Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/01/2017, 23:18 PM

Ý nghĩa nụ cười Bồ tát Di Lặc trong ngày Tết Cổ truyền

Hình tượng Bồ Tát Di Lặc rất đỗi quen thuộc đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Ngài là biểu trưng cho lòng từ bi và sự hoan hỷ đối với chúng sinh trong cuộc sống phiền não. Ngài đã mang đến nụ cười an lạc làm cho chúng ta quên đi những sầu não trong thế giới này. Vậy Ngài là ai?

Cứ mỗi độ xuân về, khi những cành mai vàng khoe sắc thắm là báo hiệu một năm mới lại sắp đến. Lúc ấy, những tiếng pháo hoa nổ liên hồi đón mừng ngày Tết Nguyên Đán, những người con Phật khắp nơi lên chùa lễ Phật đầu năm với ước nguyện một năm mới an khang và hạnh phúc.

Trong giờ phút thiêng liêng ấy, trước Tam Bảo uy nghiêm với hương trầm quyện tỏa, chúng ta luôn nhìn thấy hình tượng Bồ Tát Di Lặc với nụ cười tươi thắm trên môi đem lại sự an lạc và hoan hỷ cho chúng sinh khi mùa xuân về. Những người con Phật chúng ta ai cũng biết rằng ngày mồng một khởi đầu của năm mới đến cũng chính là ngày vía của Ngài. Vậy có ý nghĩa gì về nụ cười và ngày vía của đức Từ Thị Di Lặc trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc?
 
Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng đẹp đẽ của đức tính hỷ xả. Hình tướng của Ngài là người to béo, áo mặc hở bụng, bụng căng tròn, phô cả rốn. Gương mặt tròn đầy luôn hỷ hả cười, không chút phiền não, không chút lo âu; khi có lục tặc, sáu trẻ nhỏ đang quấy phá, đứa chọc miệng, đứa chọc tai, đứa chọc mũi, đứa chọc mắt nhưng Ngài vẫn vui vẻ cười qua hàng ngàn năm nay.
 
Hình tượng Bồ Tát Di Lặc rất đỗi quen thuộc đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Ngài là biểu trưng cho lòng từ bi và sự hoan hỷ đối với chúng sinh trong cuộc sống phiền não. Ngài đã mang đến nụ cười an lạc làm cho chúng ta quên đi những sầu não trong thế giới này. Vậy Ngài là ai?
 
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”
 
Nụ cười của Bồ Tát Di Lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của Bồ Tát Di Lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và những người con Phật chúng ta không ai khi nhìn vào hình tượng Ngài mà không thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng thanh thản. Không phải ngẫu nhiên mà tượng Bồ Tát Di Lặc luôn hiển hiện nụ cười trên môi, mà đó cũng chính là ước mong và tâm tư của đạo Phật mong muốn đem tiếng cười làm chất liệu hạnh phúc trong cuộc sống.
 
Bồ Tát Di Lặc được tôn thờ qua ba hình tượng tiêu biểu: Tượng Ngài ngồi một mình, áo hở ngực, bụng phệ, tay cầm chuỗi hạt. Tượng Ngài ngồi vui đùa cùng với sáu trẻ thơ (tượng trưng cho lục tặc). Tượng Ngài đứng, tay vác bị lớn gọi là Bố Đại Hòa Thượng (hóa thân Ngài ở Trung Hoa).
 
Theo kinh sách, Di Lặc, tiếng Hán là 彌勒, tiếng Phạn là maitreya, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (無能勝), phiên âm Hán Việt là A Dật Đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên thế gian. Trong Phật giáo Mật tông, Bồ Tát Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là cung trời Đâu Suất. Theo trong kinh điển, Bồ Tát Di Lặc sẽ thị hiện trong khoảng 30.000 năm nữa. Ngài xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc xứ Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại). Theo như kinh Di Lặc Hạ Sinh thì đức Thích Ca Mâu Ni thọ ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Ta Bà này và là giáo chủ của hội Long Hoa. Vì thế, chúng ta thường xưng Phật hiệu Ngài là “Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật” hay “Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật”.
 
Khởi đầu một năm mới lại tràn về khắp quê hương, các cành hoa trăm sắc đua nhau khoe nở báo hiệu mùa xuân mới lại bắt đầu. Ngày khởi đầu của năm mới thật quan trọng với mọi người. Do đó, mọi hành động, việc làm phải thật nhẹ nhàng, đằm thắm. Từng lời ăn tiếng nói luôn vui vẻ và hòa nhã trong ngày đầu năm. Những tập quán đó đã nói lên mong ước của người dân Việt cầu chúc một năm mới thật an vui, kiết tường và tràn đầy hạnh phúc trong năm sắp tới. Trong bối cảnh của ngày Xuân tràn đầy sự yêu thương, Bồ Tát Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi mang thông điệp của sự may mắn đến với mỗi người con Phật khi mùa xuân về.
 
Trước hết, nụ cười tràn đầy hoan hỷ của Ngài là một bài học quý về đức tính hỷ, xả trong đạo Phật. Vì có sự hỷ, xả thì chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật mang đến một niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại. Có hạnh phúc thì cuộc sống này mới thực sự có ý nghĩa và chúng ta thật sự đáng phải sống để biết trân trọng những giây phút của sự sống này. Cái cười của Bồ Tát Di Lặc là nụ cười đem đến giác ngộ của sự giải thoát ra khỏi mê lầm, có cười mà không có khóc, gọi là “nụ cười bất diệt”. Hơn nữa, vì đạt được thể vô sinh, mọi khổ đau sinh diệt đã trút sạch, thong dong tự tại đi trên con đường Niết bàn, trên môi luôn nở nụ cười rạng rỡ, nụ cười quả là “nụ cười bất diệt”. Vì thế, những ai cho rằng đạo Phật là bi quan thì đây là một ý tưởng sai lầm. Đạo Phật tạo cho con người niềm vui hiện tại và mãi đến mai sau. Chúng ta tu theo đạo Phật là vứt bỏ mê lầm để cho đời này được an lạc và giác ngộ để về sau mãi mãi an lạc. Chính đây là mục đích cứu khổ của đạo Phật, đạo ban vui cứu khổ cho chúng sinh. Vì hết khổ não là được an vui trong cuộc sống, nên phải nói đạo Phật thật sự là giáo pháp chỉ rõ thật tướng của cuộc sống, giúp con người tìm ra “bản lai diện mục” của chính mình – nơi có niềm vui vĩnh cửu.
 
Làm thế nào để chúng ta có được nụ cười an lạc trong cuộc sống? Đó chính là khi chúng ta biết trút bỏ hết những ưu tư, buồn giận trong tâm hồn để tìm thấy sự an lạc trong cuộc sống, khi chúng ta biết mỉm cười tán dương cho hạnh phúc của người khác, và khi chúng ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Đức Di Lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, mang một thông điệp yêu thương đến với mọi người. Xuân về, hình ảnh hoan hỷ chất chứa đầy lòng bao dung của Ngài lại hiện về như để nhắc nhở chúng ta phải luôn mỉm cười với cuộc sống thực tại để chuyển hóa khổ đau làm chất liệu hạnh phúc.
 
Cuộc sống quả thật vô thường, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa để khi mất đi đừng phải hối tiếc. Để sống có ý nghĩa trong cuộc sống này trước hết chúng ta phải biết mỉm cười với chính thực tại và mang đến nụ cười an lạc cho mọi người. Bởi lẽ nụ cười là thông điệp của yêu thương, là chất liệu của hạnh phúc, là mùa xuân bất diệt của nhân loại này.

Thích Giác Thiện
Nguồn: http://www.viengiac.vn/viengiac/index.php?option=com_content&view=article&id=322:y-ngha-n-ci-b-tat-di-lc-trong-ngay-tt-c-truyn&catid=17:sach-bai&Itemid=33
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm