Ý nghĩa Phật giáo qua sự tích “Tứ Pháp chùa Dâu” (I)
Chuyện Man Nương và Tứ Pháp nơi đất Dâu được cho là câu chuyện cổ về Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện gây cho dân gian và giới học giả không theo đạo Phật có cái nhìn xa lạ với giáo lý đạo Phật, thậm chí cho rằng đó là ảnh hưởng của thần giáo dân gian.
Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo
Tuy nhiên nếu xét về tổng thể các câu chuyện Phật giáo đặc biệt là Mật Tông thì những câu chuyện lạ lùng như thế diễn ra quá nhiều, như tập chuyện 84 đại thành tựu giả Ấn Độ, các vị chân sư Đại Thủ Ấn… thì chuyện Khâu Đà La, Man Nương đất Dâu không có gì là dị biệt. Câu chuyện chùa Dâu chỉ khó hiểu và ít liên quan Phật giáo khi người ta chưa hiểu được ý nghĩa ẩn dụ sâu xa của tích truyện. Phật giáo có vũ trụ quan sâu sắc và toàn diện, ở đó, “Vạn Pháp” tức tất cả sự vật, hiện tượng, khái niệm đều là đối tượng của Phật giáo nên không có gì nằm ngoài mối liên hệ với tông phái Mật tông ở Việt Nam gần như chấm dứt sau thời Trần?
Ở Việt Nam chúng ta có trường hợp cột đá chùa Dạm suốt mấy chục năm, giới học giả đưa ra đủ các giả thiết nào là; ảnh hưởng Chăm, Linga… gần đây đã có người đưa ra được mộ hình Mạn Đà La với hoa văn cửu sơn bát hải giống với Mạn Đà La 3 chiều tại Ung Hòa Cung. Vậy tại sao trong một thời gian dài trước đây chúng ta chưa tìm ra lời giải đáp? Đó chính là do sự đứt gãy của văn hóa Lý – Trần và Phật giáo Mật tông thịnh hành thời đó, chính nó làm cho chúng ta chưa hiểu các câu chuyện lạ lùng thấm chất Phật giáo cao siêu của Mật tông?
Ngôi chùa gắn với giai thoại thầy phù thủy và kiến trúc xây dựng từ giấc mơ
Chúng ta sẽ phân tích các yếu tố Phật giáo trong câu chuyện qua các tên gọi nhân vật, địa danh: Sư Khâu Đà La một cao tăng Thiên Trúc sang Giao Châu (Việt Nam) truyền pháp, ông đến vùng Dâu và dạy cho một đệ tử tại gia là Cư sĩ Tu Định ở làng Mãn Xá. Tu Định có người con gái tên Man Nương thường hay chấp tác phục vụ cho Sư. Một hôm Man Nương mệt ngủ quên ở bậu cửa, Sư không chú ý bước qua người nàng, nàng tự cảm hoài thai, sau sinh ra một bé gái bèn đem trả cho sư Khâu Đà La. Sư cho Man Nương cây gậy có khả năng làm phép tuôn ra nước khi cắm xuống đất. Còn em bé con Man Nương, sư đem bỏ vào cây Dung Thụ và bảo cây sau này thành chính quả là nhờ nó. Lâu sau, do mưa gió lớn cây Dung Thụ gãy trôi về Luy Lâu, không ai vớt được, chỉ có Man nương buộc dải yếm kéo vào. Thái thú Sĩ Nhiệp bấy giờ cho tạc thành 4 pho tượng, tạc xong các pho đều có điềm lành như: mây ngũ sắc, mưa, sấm, chớp nên đặt tên Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện cho thờ ở 4 ngôi chùa Thiền Định, Thành Đạo, Phi Tướng, Trí Quả, các vị này dân gian hay cầu mưa và rất linh ứng. Còn em bé trong cây dung thụ biến thành một tảng đá được tôn Thạch Quang Vương Phật thờ chung với Pháp Vân không rời.
1.Ý nghĩa các tên gọi
Đây là một câu chuyện tuy nội dung thần bí, ẩn dụ sâu xa nhưng tên gọi các nhân vật, địa danh đều toát lên yếu tố Phật giáo.
– Phật giáo dù ở thừa nào (Nguyên Thủy, Đại thừa, Mật tông) hay quốc gia nào (Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…) đều chung nhau 3 yếu tố cốt lõi được gọi là Tam Vô Lậu học là Giới – Định – Tuệ, đó là cách nhìn nhận cơ bản nhất về Phật giáo mà không có tôn giáo nào có điểm này. Người theo đạo Phật sẽ quy y với Phật xin thụ Giới (Sila – Thi La, những điều không được làm và được làm) rồi lựa chọn Pháp môn (Thiền, niệm Phật…) để đạt được Định, rồi từ Định sẽ sinh ra Tuệ tức trí Tuệ, dẹp hết vô minh gốc rễ của sự luân hồi.
Cổ tự 2.000 năm tuổi: Trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam
Chính câu chuyện Man Nương ngay đầu tiên cũng có bộ ba Giới – Định – Tuệ. Định thì dễ nhận ra nhất chính là cư sĩ Tu Định, cha Man Nương. Khâu Đà La là một vị đại sư khác người thường ở chỗ giữ giới luật và có khả năng truyền giới cho đệ tử, cha Man Nương muốn làm đệ tử Phật bắt buộc phải thụ giới, đó là điều tiên quyết không thể không. Man Nương thì Man có nghĩa là ngu si (vô minh), sau này đắc đạo được gọi là Phật Mẫu Man Nương tức vô minh đã được chuyển thành Trí Tuệ (Phật mẫu) điều mà đạo Phật hướng đến. Vậy chúng ta có bộ ba Tam Vô Lậu học: Giới sinh ra Định, Định sinh ra Tuệ.
– Khâu Đà La (Giới sư) là Thầy cư sĩ Tu Định (Giới sinh ra Định).
– Tu Định là cha Phật Mẫu Man Nương (Định sinh ra Tuệ).
– Ba vô lậu học cốt tủy đã có, vậy cái TÂM được ẩn dụ tên ai? Tâm là chủ đề tìm kiếm của đạo Phật, Chân Tâm chính là Phật. Chúng ta là các chúng sinh bình phàm như con người, động vật ở nơi cái Tâm chưa tìm thấy ấy lại giống hệt đức Thích Ca Mâu Ni, chỉ có điều Phật đã nhận ra chân tâm, còn chúng ta tuy có mà chưa nhận ra giống như “xa tận chân trời gần ngay trước mắt”. Ở đây chân tâm chính là Thạch Quang Vương Phật chính là cái cốt yếu tạo nên sự linh thiêng của 4 pho Tứ Pháp.
Thạch Quang Vương Phật là một cách gọi ẩn dụ của chân tâm như bao nhiêu cụm từ khác trong Phật giáo như: Tự tính Kim Cương, Chân Tâm, Bản Tính, Kim Quang Minh Tự Tính, Chân Kim Sắc Thân, Phật, Bản Lai Tự Tính…
Danh từ gọi thì khác nhau nhưng tính chất thì giống nhau mô tả về tâm là rắn chắc, bất hoại, không thể chia tách… Ấn độ dùng Kim cương làm ẩn dụ về sự rắn chắc bất hoại (thật ra kim cương vẫn bị kim cương cắt nhưng nó gần nhất với hình ảnh bất hoại). Còn ở Việt Nam thì dùng chữ” Thạch “- đá, trong văn hóa Việt Nam nôm na coi sắt và đá là 2 thứ biểu hiện cho sự rắn chắc, bền vững, giống như câu chuyện dân gian Việt Nam về mặt dày do râu cứng không thể xuyên qua, khi hỏi ở đời có gì rắn chắc nhất, người đàn ông nói ngay là Sắt với Đá chứ còn gì nữa. Thạch Quang và Kim cương Tự tính là cách mà người ta nói về chân tâm rắn chắc.
Đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo Việt Nam
Chữ Quang trong chữ Thạch Quang Vương Phật cũng là một chữ nổi tiếng hay xuất hiện trong Phật giáo như tên nhà sư Phật Quang thời Chử Đồng Tử. chữ Quang này cũng xuất hiện trong tên các Phật Bồ tát như: Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang Bồ tát, Bảo Quang Như Lai…, các tên kinh và cụm từ: Kim Quang Minh, Phật Quang Phổ Chiếu, Quang Minh Tự Tính, Hào Quang, Trí Tuệ Quang…
Tại sao chữ Quang lại phổ biến, vì chữ Quang trong Phật giáo không phải đơn thuần là ánh sáng như ánh sáng của mặt trời mặt trăng hay ánh sáng của hỏa đại… mà nó nêu biểu sự “sáng suốt rõ ràng” nêu biểu của Trí Tuệ sáng suốt thứ mà Phật giáo muốn chúng sinh đạt đến.
Chữ Vương ở đây cũng là chữ phổ biến, Vương này chỉ vua nhưng Phật giáo ám chỉ sự “Tối thắng” vượt lên trên tất cả, các cụm từ Phật giáo như; Đại Y Vương, Dược Vương Bồ tát, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh…
Như vật ngay tên gọi Thạch Quang Vương Phật đã toát lên yếu tố mô tả về chân tâm bền chắc, sáng suốt mà chúng sinh bị tham sân si che mờ, tâm này ai trong chúng sinh đều có, tu Phật vốn để nhận rõ nó, và trong chuyện là Man Nương, người được chỉ cách nhận ra nó.
– Tên bốn ngôi chùa Tứ Pháp thì quá rõ ràng đó là các cụm từ Phật giáo được sắp xếp theo trình tự như một thứ bản đồ hướng dẫn người tư tập:
Thiền Định Tự – Thành Đạo Tự – Phi Tướng Tự – Trí Quả Tự.
Từ nơi phương tiện tu tập là Thiền Định, hành giả nhận ra được con đường đi đến Đạo giác ngộ, rồi nhận ra Phi Tướng, Tướng Không, Hữu Tướng, Bản Thể, Tính Không… rồi đạt được Trí Quả (Quả vị trí tuệ tối thắng). Không có bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào có các khái niệm, danh từ này giống Phật giáo.
– Pháp Vân, Pháp Vũ, hai vị đứng đầu và quan trọng nhất của Tứ Pháp, ngự ở chùa chính cũng là tên địa thứ 10 của hàng Bồ tát có tên là Pháp Vân Địa, Pháp Vân địa (zh. 法雲地, sa. dharmameghā bhūmi) (hay Pháp Vũ địa): Bồ tát đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ tát ngự trên toà sen với vô số Bồ tát xung quanh trong cung trời Đâu Suất. Phật quả của Bồ tát đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ tát đạt cấp này là Di Lặc (sa. maitreya), Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Văn Thù Sư Lợi (sa. mañjuśrī).
– Chữ “Pháp” hay dùng cho bốn vị được coi chủ quản Mây, Mưa, Sấm, Chớp cũng không giống cách người ta gọi các thần mây mưa sấm chớp. Mà tên gọi này xuất phát từ khái niệm các Pháp (tất cả sự vật hiện tượng, khái niệm kể cả mây mưa sấm, sét đều gọi là các Pháp)
“Chư Pháp do duyên sinh,
Pháp Diệt nhân duyên diệt,
Thị chư pháp nhân duyên
Phật Đại sa môn thuyết”
“Vạn pháp nhất thiết duy tâm tạo”
Khái niệm các Pháp do tâm tạo và dùng chữ Pháp để gọi chung các khái niệm, sự vật … là điều chỉ Phật giáo mới có..
Còn nữa…
> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm