Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/01/2020, 08:47 AM

Ý nghĩa về sự thành đạo của Đức Phật

Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện.

>>Đức Phật

1. Đức Phật đã chiến thắng Ma quân

Bài liên quan

Thái tử Siddhata ( Tất Đạt Đa) nhận ra cảnh vô thường tạm bợ của kiếp người bị chi phối bởi sanh, già, bệnh và chết nên đã quyết tâm từ bỏ đời sống vương tôn, phú quí, ngai vàng, điện ngọc, từ bỏ phụ hoàng, vợ đẹp con thơ, thân bằng quyến thuộc, một mình dấn thân vào chốn rừng sâu tầm cầu chân lý giải thoát tứ khổ. Bước thử thách đầu tiên vô cùng cam go, là con người ai không ham phú quí, vinh hoa, ai không thích vợ đẹp con ngoan, nhưng với Thái tử thì những thứ trên là những gông cùm, xiềng xích trói chặt chân người thế gian. Thái tử đã chiến thắng sự cám dỗ của Ma quân phú quí bằng cách? nhận chân sự thật của cuộc đời vui ít khổ nhiều, não hại lại nhiều hơn. Chỉ có bậc đại trượng phu, đấng đại hùng như Thái tử mới đủ dũng chí xuất gia sống đời du sĩ giữa chốn núi non tự mình tầm cầu chân lý.

Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện.

Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện.

2. Đức Phật đã mở cánh cửa bất tử Cho tất cả chúng sanh

Bài liên quan

Đức Phật sau khi thành đạo, Ngài tiếp tục thiền định để chiêm nghiệm sự thâm sâu pháp Ngài vừa chứng đạt. Thế Tôn khởi lên suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái lạc, ham thích ái dục, thật khó mà thấy định lý Y tha duyên khởi tánh; sự kiện này thật khó thấy; tức sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!”

Quả thật, căn tính chúng sanh độn nhiều (chậm lụt, thiếu trí tuệ), lợi ít (thông minh, dễ thọ lãnh giáo pháp), giáo pháp giải thoát quá cao siêu và xa lạ? Ngược lại những tập khí thế gian từ nhiều kiếp của họ vì thế thật không dễ cho Thế Tôn về vấn đề thuyết giảng chánh pháp. Tuy nhiên, với sự thỉnh cầu Thế Tôn thuyết pháp của Phạm thiên Sahampati:

"Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại nếu không được nghe chánh pháp. (Nếu được nghe chánh pháp), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp."

Thái tử Siddhattha, trên đường đi tầm đạo, đã tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả hai người đều tu theo phép Du già và đều chứng được những cấp thiền định cao nhất thời

Thái tử Siddhattha, trên đường đi tầm đạo, đã tới thụ giáo với hai đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả hai người đều tu theo phép Du già và đều chứng được những cấp thiền định cao nhất thời

Bài liên quan

Với lòng từ bi đối vơí chúng sanh, với Phật nhãn, Thế Tôn nhìn quanh thế giới thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng, sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ước. Cũng vậy với Phật nhãn Thế Tôn thấy có hạng ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, có hạng độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:

Cửa bất tử rộng mở,

Cho những ai chịu nghe.

Hãy từ bỏ tín tâm,

Không chính xác của mình.

Tự nghĩ đến phiền toái,

Ta đã không muốn giảng,

Tối thượng vi diệu pháp,

Giữa chúng sanh loài người.

Thế Tôn khai mở chân lý giải thoát là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ.

Thế Tôn khai mở chân lý giải thoát là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ.

Bài liên quan

Thế Tôn khai mở chân lý giải thoát là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ. Quả thật, một niềm khát khao của nhân loại tự cổ chí kim, đó là khát khao tầm cầu chân lý giải thoát bốn ách nạn sanh, lão, bệnh và tử đè nặng lên đời sống con người. Vì vậy, giáo pháp Thế Tôn vừa chứng ngộ sẽ có công năng như ánh sáng của thái dương phá tan mọi bóng tối vô minh phủ lấp tâm, trí con người từ bao đời. Cuối cùng, Thế Tôn đã chân chánh khai mở chân lý bất tử, chân chánh chuyển bánh xe pháp, vì an lạc, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người. Dưới đây là pháp ngữ đầu tiên Thế Tôn đã chuyển đến năm anh em của Tôn giả Kiều-trần-như:

“Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A la hán, Chánh đẳng giác. Hãy lắng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích tối thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các ông sẽ an trú."

Quả thật không bao lâu sau, năm vị đồng tu đều chứng đạt quả vị bất sanh, dưới sự hướng dẫn của Đức Phật.

Kinh Pháp hoa:

Kinh Pháp hoa: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh"

3. Chứng minh mọi chúng sanh đều có khả năng giác ngộ, giải thoát

Bài liên quan

Bằng chứng từ kinh điển để lại, một số chư vị đệ tử của Đức Phật là các vị Thiện nam tử xuất phát từ dòng dõi trâm anh, quí phái, các vị vì tầm cầu an lạc tối thượng đã qui y, xuất gia sống hành trì, tu tập dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, giáo pháp của Ngài và Tăng đoàn, đều chứng đạt cứu cánh phạm hạnh.

Chẳng những thế, ngay cả những người căn tánh mê muội như Bàn-đặc, thấp hèn như Upali (Ưu-ba-li) thợ hớt tóc, bần tiện như Ni đề nghề gánh phẩn, sống đời phóng túng làm nghề mãi dâm như dâm nữ Ambabali, tàn ác như Angulimala (Vô Não…đều được giác ngộ, giải thoát sau khi nỗ lực, tu tập dưới sự hướng dẫn của Đức Phật. Điều này cho thấy, tất cả chúng sanh đều có khả năng giác ngộ, giải thoát như nhau (nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh) nếu hành trì, tu tập theo lời dạy của Đức Phật.

Ngài không bao giờ tự xưng là bậc lãnh đạo Tăng đoàn mà khiêm tốn tự xem mình như là vị đạo sư (người hướng dẫn con đường) mà thôi.

Ngài không bao giờ tự xưng là bậc lãnh đạo Tăng đoàn mà khiêm tốn tự xem mình như là vị đạo sư (người hướng dẫn con đường) mà thôi.

4. Con người là chủ nhân ông của chính mình
Bài liên quan

Thái tử Siddhata, cũng như bao người khác, sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này, chỉ khác là Ngài nhận ra sự vô thường trước cảnh sinh, lão, bệnh và tử quá tạm bợ và mỏng manh của kiếp người nên đã xuất gia tu hành chứng ngộ đạo quả giải thoát. Ngài đã khám phá ra, con người là chủ nhân của chính mình, con người thừa tự nghiệp của mình làm ra, con người tự mình tạo ra tội lỗi, tự mình làm cho mình thấp hèn, tự mình làm cho mình cao thượng chứ không phải vì dòng dõi, huyết thống, nguồn gốc hoặc một vị Thượng đế nào có thể làm cho con người thấp hèn hay cao thượng.

Chính vì ý nghĩa này, Đức Phật, Ngài không bao giờ tự xưng là bậc lãnh đạo Tăng đoàn mà khiêm tốn tự xem mình như là vị đạo sư (người hướng dẫn con đường) mà thôi. Vì Đức Phật không thể ban sự giác ngộ cho bất cứ ai, hoặc ban phước, rửa tội cho bất cứ ai. Ngài thường khuyên chư vị Tỷ-kheo: "hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa chính mình, đừng nương tựa một ai, hãy lấy giáo pháp làm Thầy"

Tháp Dhamekh, nơi đức Phật giảng bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo cho 5 anh em Kiều Trần Như.

Tháp Dhamekh, nơi đức Phật giảng bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo cho 5 anh em Kiều Trần Như.

Bài liên quan

Lại nữa vào canh cuối của đêm Thế Tôn thành đạo, ”với tâm thuần tịnh, Thế Tôn hướng tâm đến thiên nhãn trí, trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Thế Tôn thấy rõ rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Còn chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào các thiện thú, cõi trời, trên đời này." Điều này chứng tỏ rằng: chính do hành động về thân, lời nói và ý nghĩ đưa con người đến kết quả khổ hoặc vui tùy vào tác ý của hành động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm