Yếu tố tâm linh trong các nghĩa trang hiện đại
Không phải ngẫu nhiên mà các nghĩa trang cao cấp hay còn gọi là công viên vĩnh hằng xuất hiện ngày càng nhiều tại những khu vực xung quanh các thành phố lớn đều chú trọng xây dựng các công trình văn hóa tâm linh trong nghĩa trang. Như đình, chùa, tượng Phật, sân nguyện...
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chạy theo cao tốc Long Thành Dầu Giây mất khoảng 40 phút thì tới Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành – một trong các dự án bất động sản tâm linh hàng đầu khu vực phía Nam. Tọa lạc tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai – là vùng giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh– nên Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành có thuận lợi lớn về mặt giao thông địa lý. Đường đi bằng phẳng, thông thoáng. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là sự hiện diện của hàng trăm tôn tượng thánh Tăng chư Phật đặt khắp công viên.
Dưới ánh bình minh sáng rỡ, cỏ cây tươi tốt phủ xanh toàn bộ diện tích 21ha giai đoạn 1, các tôn tượng thánh Tăng chư Phật được đúc bằng đá khối nổi bật trên nền trời trong xanh bồng bềnh mây trắng, đem lại cảm giác thanh tịnh tuyệt đối. Đúng nghĩa là cõi vô thường cực lạc, tách biệt với đời sống dương gian ồn ã bên ngoài hàng rào được tạo thành từ cây cỏ của công viên.
Ông Trịnh Hồng Vũ – Giám đốc Ban Quản trang cho biết: “Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành có tổng diện tích 79ha, trong đó giai đoạn 1 21ha đã hoàn thiện hạ tầng và đi vào hoạt động gần 2 năm. Đây là dự án đầu tiên trong chuỗi công viên vĩnh hằng khắp cả nước của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến. Là đơn vị tiên phong và dẫn đầu về ngành bất động sản tâm linh tại Việt Nam, chúng tôi kiến tạo và quản lý các công viên vĩnh hằng theo chuẩn mực công viên 5 sao đẳng cấp quốc tế. Vượt lên trên mục đích sử dụng của một nghĩa trang hiện đại, các công viên vĩnh hằng của Công ty Nhật Tiến còn được xây dựng để trở thành một công viên tưởng niệm, một công trình văn hóa đặc sắc”.
Tham quan Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành, du khách không thể nào cưỡng lại mong muốn được vào vãng cảnh thiền viện trúc lâm uy nghi tọa lạc trong công viên. Rộng 2ha, với vườn Thánh Tăng bao quanh chánh điện, thiền viện là nơi tổ chức các nghi lễ tâm linh truyền thống, như Tết cổ truyền, Thanh Minh tảo mộ, Vu Lan báo hiếu... Đây là công trình nổi bật nhất, tạo nên điểm nhấn vô cùng đặc biệt của Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành. Và cũng là chốn nương tựa của các hương linh đã rời xa cõi tạm, gửi lại nhục thân hồng trần tại nơi này.
Chúng tôi tình cờ gặp cô Bích Huệ, một Phật tử và cũng là khách hàng của công viên tại thiền viện. Cô chia sẻ: “Khi con gái lớn thuyết phục tôi đi tham quan công viên, rồi chọn trước một phần mộ, tôi kịch liệt phản đối. Phần vì tự cho mình còn khỏe, cần gì phải lo hậu sự sớm. Phần cũng ngại không biết mua trước vậy thì có sao không. Nhưng khi xuống công viên may mắn được gặp quý thầy tu tập tại thiền viện, nghe chỉ dạy về ý nghĩa của việc mua sanh phần, rồi việc được an nghỉ tại một nghĩa trang có chùa, có quý thầy tụng kinh hằng ngày, và đặc biệt là được chăm sóc chu đáo, tôi quyết định nghe theo ý con gái. Từ khi mua sanh phần ở Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành, tôi vẫn thường rủ bạn bè xuống đây lễ Phật.”
Không chỉ có chùa, có năng lượng tích cực được truyền lưu từ quá trình tu tập thiền định của chư Tôn Đức, các tôn tượng bằng đá khối trải khắp công viên cũng góp phần đem lại “cõi linh thiêng” tôn nghiêm, an bình cho người đã khuất. Nhiều nhất là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Địa Tạng Vương là một vị Bồ Tát được tôn thờ trong Phật giáo. Ngài thường được mô tả với hóa thân như một tỳ kheo phương Đông. Địa Tạng Bồ Tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn cho đến khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Ngài nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng Vương thường được xem như là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng Vương là Bồ Tát hộ mệnh cho trẻ em, bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.
Đối diện thiền viện là trục thần đạo nối thẳng tới Vườn Nhị Thập Tứ Hiếu, với tượng Đức A Di Đà cao 8m tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương cực lạc. Phật A Di Đà được xem là đức Phật vô lượng thọ vô lượng quang, là một trong những vị Phật thần thoại hay siêu nhiên của Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Tượng A Di Đà uy nghi cùng tiếng đọc kinh A Di Đà vang lên trong các khu mộ mỗi ngày không những giúp các hương linh sớm vãng sanh cực lạc mà còn là một công trình kiến trúc để du khách thập phương tới chiêm bái.
Với truyền thống Hiếu đạo, người Việt tin rằng “trần sao âm vậy”, do đó mà con cháu ở trên dương thế sống trong nhà cao cửa rộng thì cũng muốn phần mộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân được xây dựng to đẹp, hương hỏa đủ đầy, ấm cúng. Phật tử quan niệm, khi một người khuất núi là trở về phương Tây, nghĩa là về Tây Phương Cực Lạc nương tựa Đức Phật. Do đó một công viên nghĩa trang hiện đại đạt tiêu chuẩn 5 sao chắc chắn phải là một công viên mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh thuần Việt.
Và Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành mà chúng tôi tới tham quan trong hành trình hành hương về nơi được coi là đất Phật đất Thánh của tỉnh Đồng Nai là một công viên như thế...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tin Phật trong ta
Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...
Tâm tưởng
Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh
Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.
Xem thêm