4 điều chứng minh ông Dương Ngọc Dũng xin lỗi giả tạo
Sau khi đọc lời xin lỗi của ông Dũng, rất nhiều Tăng, Ni Phật tử phản ánh và cho rằng lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thật, thành tâm.
>>TS Dương Ngọc Dũng gửi lời xin lỗi tới TƯ GHPGVN
Kính thưa Giáo hội PGVN, Tăng Ni, Phật tử cả nước!
Ngày 02/11/2019, sau hàng loạt lá đơn kiến nghị của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành và sự lên án mạnh mẽ của Tăng, Ni, Phật tử cả nước, tiến sĩ tôn giáo học Dương Ngọc Dũng đã có thư xin lỗi gửi đến Giáo Hội PGVN về những phát ngôn của mình trong thời gian vừa qua.
Sau khi đọc lời xin lỗi của ông Dũng, rất nhiều Tăng, Ni Phật tử phản ánh và cho rằng lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thật, thành tâm. Sau đây chúng ta sẽ tư duy về những điều bất thường trong lá thư xin lỗi này.
Điều bất thường 1: Trong lá thư, ông Dũng viết: “Tôi đã có những lời phát biểu vô tình gây tổn thương tình cảm tôn giáo của các bậc chân tu và các Phật tử thuần thành”.
Kính thưa quý Tăng Ni, Phật tử cả nước, theo từ điển tiếng Việt định nghĩa “vô tình” có nghĩa là lời nói lỡ lời, không có chủ đích, không nhận thức được kết quả hành vi của mình.
Vậy thì việc một tiến sĩ tôn giáo học, tốt nghiệp đại học Đại học Harvard, là giảng viên trường Đại học XH&NV Tp. HCM có nhận thức được đúng, sai hay không khi liên tục có phát biểu xúc phạm nghiêm trọng về hình ảnh tôn quý của đạo Phật là chư Tăng?
Vô tình cũng chỉ một đến hai lần, hoặc sẽ đính chính sau khi phát ngôn; nhưng ông tiến sĩ liên tiếp có những video bài giảng, trả lời phỏng vấn xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh Tăng, Ni trên toàn thế giới thì không thể được gọi là vô tình?
Điều bất thường 2: Trong lời xin lỗi có viết “Tôi xin thừa nhận sai lầm vì đã phát ngôn không đúng chuẩn mực, gây ra những ngộ nhận không cần thiết”.
Kính thưa quý Tăng Ni và Phật tử, “không đúng chuẩn mực” có nghĩa: Những lời nói, hành vi không được áp dụng trong một xã hội hoặc một nhóm nhỏ, sai chỗ ở này nhưng đúng chỗ kia, thay đổi theo văn hóa, giai tầng xã hội và các nhóm xã hội.
Phải chăng ông Dương Ngọc Dũng vẫn chưa chấp nhận được sự sai trái của mình (?) nên mới cho rằng đó là không đúng chuẩn mực? Phải chăng ông muốn nói không theo đạo Phật nên với tôi đó là phát ngôn đúng, còn với các bạn là không đúng?
Đạo Phật là tôn giáo được liên hợp quốc công nhận và được sự bảo hộ của Pháp luật Việt Nam; nên không có chuyện sai với Phật giáo mà đúng với tôn giáo khác hoặc những kẻ vô thần. Đó là hành vi vi phạm pháp luật theo điều 156 bộ luật hình sự năm 2015.
Điều bất thường 3: Theo từ điển Việt Nam thì “Ngộ Nhận” có nghĩa là hiểu sai, nhận thức sai. Vậy ông Dương Ngọc Dũng cho rằng đây chỉ là ngộ nhận khi đã xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh chư Tăng của đạo Phật thì có được gọi là gây ra hiểu sai hay không?
Điều bất thường 4: Trong lời xin lỗi, ông Dương thổ lộ: “Tôi xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo về những phát ngôn đó”.
Như cách ứng xử thông thường, khi có lỗi với ai phải gặp trực tiếp người đó để nói lời xin lỗi mới “có thể được” chấp nhận. Vậy theo lời xin lỗi của ông Dương Ngọc Dũng ở trên, thì ông đã sám hối Tam Bảo ở đâu? Do ai chứng minh? Và vào thời điểm nào? Có phải chăng đây là lời xin lỗi không chân thành, nhằm lấp liếm về hành vi sai phạm của mình?
Kính thưa Tăng Ni, Phật tử cả nước. Theo lời Phật dạy, Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng (không bao gồm Phật tử). Không biết ông Dũng có biết kiến thức sơ đẳng này chưa?
Vậy việc ông Dương Ngọc Dũng xúc phạm đến cộng đồng Phật giáo, ảnh hưởng đến niềm tin, tín ngưỡng hàng triệu tín đồ Phật tử trên cả nước mà không một lời xin lỗi gửi đến cộng đồng Phật tử thì lời xin lỗi đó hợp đạo lý không?
Đặc biệt hơn, đến thời điểm hiện tại, ông Dương Ngọc Dũng chưa hề có một lời xin lỗi gửi tới Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - tổ chức tôn giáo hợp pháp - nơi đang kiến nghị, khiếu nại đối với hành vi vi phạm pháp luật của ông.
>>Theo dõi dòng sự kiện liên quan đến ông Dương Ngọc Dũng tại đây
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm