Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

5 điều khi bày mâm ngũ quả ngày Tết cần chú ý

Theo dân gian cổ truyền, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này được người Việt thể hiện ở mâm ngũ quả ngày Tết. Dưới đây là một số kinh nghiệm cần chú ý.

Bài liên quan

Con số 5 - “ngũ” - tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả trên bàn thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.

Dưới đây là 5 điều lưu ý về bày mâm ngũ quả ngày Tết để tránh những sai lầm, nhằm có được mâm ngũ quả đẹp và gửi gắm được ý nghĩa của gia chủ.

Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ.

Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ.

Các gia đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn muốn qua ý nghĩa mâm ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình.

Các gia đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn muốn qua ý nghĩa mâm ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình.

1. Bày quả có gai

Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt. Gia đình cần phải tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, dứa... là những loại quả kiêng kỵ đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Nhiều người cho rằng, bày mâm ngũ quả chỉ cần thành tâm là được. Điều này cũng không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn. Do đó, khi sắp lễ cúng, bạn nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Theo cổ truyền, bày sầu riêng và những quả nặng mùi trên ban thờ sẽ không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.

Theo cổ truyền, bày sầu riêng và những quả nặng mùi trên ban thờ sẽ không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.

2. Bày trái cây quá chín

Bài liên quan

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng  việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau thường là khi gia đình cúng hết Tết, mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ. 

Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá, tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa. Chuối nhất định phải là chuối xanh để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành. Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

Mâm ngũ quả thường được bày từ 27, 28 Tết trở đi (tùy theo mỗi gia đình) đến hết lễ hóa vàng (khoảng 3 Tết), do đó bạn không thể bày hoa quả quá chín ngay từ đầu được.

Mâm ngũ quả thường được bày từ 27, 28 Tết trở đi (tùy theo mỗi gia đình) đến hết lễ hóa vàng (khoảng 3 Tết), do đó bạn không thể bày hoa quả quá chín ngay từ đầu được.

3. Bày hoa quả còn ướt

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Sau khi mua hoa quả về nhà, các gia đình hay có thói quen rửa sạch sẽ trước khi mang lên bàn thờ. Nhưng nếu quả vẫn còn ướt mà đã vội xếp vào mâm ngũ quả thì chúng sẽ dễ bị thối hoặc héo do vẫn còn đọng nước…

Sau khi mua hoa quả về nhà, các gia đình hay có thói quen rửa sạch sẽ trước khi mang lên bàn thờ. Nhưng nếu quả vẫn còn ướt mà đã vội xếp vào mâm ngũ quả thì chúng sẽ dễ bị thối hoặc héo do vẫn còn đọng nước…

Nếu để những quả đang chín đẹp lên mâm ngũ quả, sau vài ngày Tết nó sẽ bị chín quá, lá héo, vỏ nứt thu hút ruồi muỗi, bọ lui tới làm ổ từ đó làm vẩn đục nơi thờ cúng… Thay vào đó bạn chỉ nên bày các loại quả xanh, có thể giữ lâu trên bàn thờ mà thôi…

Nếu để những quả đang chín đẹp lên mâm ngũ quả, sau vài ngày Tết nó sẽ bị chín quá, lá héo, vỏ nứt thu hút ruồi muỗi, bọ lui tới làm ổ từ đó làm vẩn đục nơi thờ cúng… Thay vào đó bạn chỉ nên bày các loại quả xanh, có thể giữ lâu trên bàn thờ mà thôi…

Chính vì vậy chỉ nên dùng khăn lau khô từng loại quả trước khi mang đi thắp hương. Nếu bưởi bị ố vàng hay mốc xanh, bạn có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Chính vì vậy chỉ nên dùng khăn lau khô từng loại quả trước khi mang đi thắp hương. Nếu bưởi bị ố vàng hay mốc xanh, bạn có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

4. Bày hoa quả, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả

Việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả theo nghĩa riêng, hoặc chọn thêm thực phẩm khác lên mâm ngũ quả để thể hiện mong muốn của gia chủ.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Bài liên quan
Đã gọi là ngũ quả thì phải có đủ năm loại quả. Nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na,...

Đã gọi là ngũ quả thì phải có đủ năm loại quả. Nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na,...

Và người ta có thể đặt nhiều hơn 5 loại quả lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên không nên bày hoa hay bánh kẹo chung lên mâm ngũ quả bởi như vậy được coi là phạm úy, đắc tội với bề trên, thánh thần.

Và người ta có thể đặt nhiều hơn 5 loại quả lên mâm ngũ quả. Tuy nhiên không nên bày hoa hay bánh kẹo chung lên mâm ngũ quả bởi như vậy được coi là phạm úy, đắc tội với bề trên, thánh thần.

Nếu muốn bày hoa và bánh kẹo chỉ nên để bên cạnh mâm ngũ quả mà thôi.

Nếu muốn bày hoa và bánh kẹo chỉ nên để bên cạnh mâm ngũ quả mà thôi.

5. Bày hoa quả giả lên mâm ngũ quả

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy.

Dù thành tâm là chính nhưng gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng.

Dù thành tâm là chính nhưng gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng.

Gia chủ nên chọn những loại hoa quả thật mang ý nghĩa tốt lành, đủ màu sắc để đặt lên mâm ngũ quả.

Gia chủ nên chọn những loại hoa quả thật mang ý nghĩa tốt lành, đủ màu sắc để đặt lên mâm ngũ quả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hệ phái Khất sĩ tặng 1.000 phần quà từ thiện tại Lào Cai

Tin tức 14:48 01/11/2024

Nhằm hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc ổn định cuộc sống sau bão lũ, phân ban Từ thiện Xã hội Hệ phái Khất sĩ đã đến thăm và trao tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con tại Bát Xát và Si Mai Cai, thuộc tỉnh Lào Cai.

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Tin tức 08:39 01/11/2024

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Tin tức 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Tin tức 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Xem thêm