Ba cách nghĩ về giải thoát
Phật giáo đề cao giải thoát như mục đích của một con đường tư tưởng mang tầm nhân loại, một kiến giải cho vấn đề lớn của mọi người: khổ, bớt khổ và không còn khổ, giải thoát tức thoát khổ, bao trùm. Theo ngôn ngữ triết học duy vật biện chứng, đấy là phạm trù lớn.
Con đường và hương vị giải thoát
Giáo trình tâm lý học và giáo khoa môn giáo dục công dân hiện hành ở bậc học THPT phát biểu về hạnh phúc, đại ý: đấy là trạng thái được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người với mức độ tăng dần. Và trong đời thường người ta vẫn nghĩ hạnh phúc đúng như thế.
Muốn giải thoát khỏi bế tắt do nghèo và thiếu thốn, người trong cuộc phải lao động kinh doanh tích lũy tài chính vật chất đáp ứng nhu càu ngày càng tăng của chính mình và những người trong bổn phận chăm sóc, gia đình. Tiền sẽ đem đến giải thoát, ánh sáng, hạnh phúc...
Trong ngôn ngữ hành chính ngày nay ở Việt Nam, người ta dùng từ ngữ thoát nghèo; thoát - giải thoát với cách hiểu rất rõ ràng.
Nho giáo quan niệm sự giải thoát theo hướng khác có thể khái quát trong câu kinh điển “tri túc, thời túc...”, biết đủ là hạnh phúc. Tiết dục, tiết giảm và kiểm soát dục vọng, nhu cầu để có hạnh phúc, bớt lệ thuộc tiền tài vật chất. Đấy là một hướng giải thoát khác có tính triết học, lại có tính khổ hạnh.
Phật giáo đề cao giải thoát như mục đích của một con đường tư tưởng mang tầm nhân loại, một kiến giải cho vấn đề lớn của mọi người: khổ, bớt khổ và không còn khổ, giải thoát tức thoát khổ, bao trùm. Theo ngôn ngữ triết học duy vật biện chứng, đấy là phạm trù lớn.
Tứ diệu đế là nội dung cơ bản của phật giáo: nhận thức về khố, con đường hình thành khổ, và thoát khổ... Phật giáo không giao cắt vói quan niệm hiện đại của chúng ta ngày nay về giải thoát như đã nói, không đặt hạnh phúc trong đáu tranh với thiên nhiên và xã hội, sản xuất vật chất dồi dào tăng dần, không đặt hạnh phúc trên nền tảng của cải vật chất. Phật giáo cũng không giao cắt với Nho giáo về tiết dục, kiểm soát dục vọng để có hạnh phúc, giải thoát. Phật giáo xây dựng nhân sinh quan và thế giới quan thấu triệu tận gốc bản chất sự sống và vận động sống, giải triệt để bài toán để tìm cầu giải thoát, hạnh phúc từ tâm. Theo đấy, người nghèo, ít tư hữu vật chất, thậm chí vô sản, vẫn có thể giải thoát và hạnh phúc, giải thoát và hạnh phúc dựa trên sự biết, hiểu, nhận chân lẽ thực, không dựa trên cầu nguyện hay làm giàu thêm hay “tiết kiệm” mọi sự, khác biệt là lớn.
Con đường giải thoát và hạnh phúc theo Phật giáo không hạn định cho đối tượng nhất định nào: giàu hay nghèo, tầng lớp trên hay thấp...Mà dành cho bất cứ ai ngộ: khổ đế, đạo đế và diệt đế. Biết đời là khổ đương nhiên và vô cùng, bể khố và giải thoát trên hiểu biết ấy, không cố công vô vọng tìm giải thoát và hạnh phúc rất tương đối vì như tâm lý học phát biểu chính xác: khi nhu cầu này được thỏa mãn liền ngay lập tức xuất hiện ngưỡng nhu cầu mới cao hơn và... Không thể có giải thoát và hạnh phúc trong cuộc rượt đuổi vô cùng tận ấy. Bằng chứng rõ ràng khi ngày nay nhân loại có một khối lượng của cải vật chất rất lớn nếu so với thời Đức Phật tại thế hay thời Đức Khổng Tử hiện tiền, nhưng không thể nói con người ngày nay được giải thoát và hạnh phúc hơn con người thời xưa, cứ như thuyền và sóng nương nhau nhích theo tỉ lệ thuận, lớn thuyền lớn sóng, con người hiện đại gặp vô số vấn đề khó và có nhiều vấn đề hoàn toàn mới, tiền nhân chưa từng gặp: HIV, khủng hoảng kinh tế - tài chính, chiến tranh thế giới và nguy cơ thường trực về chiến tranh thế giới, khủng bố, an ninh thực phẩm...
Nói như thế không có ý tứ cực đoan cho rằng Phật giáo giải thoát trên cơ sở phủ định vật chất hay phủ định ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội và vai trò to lớn của khoa học – kỹ thuật, chỉ có ý nhân mạnh khác biệt lớn trong quan niệm giải thoát và hạnh phúc trong so sánh với những cách nhìn tương tự.
Nếu từng học Phật hay có chút hiểu về Phật pháp, bạn có chia sẻ ý tứ này không? Và nếu chia sẻ được ý tứ của Đức Thế Tôn, hạnh phúc ngay dưới chân bạn, bay giờ và chính giây phút này, đúng không? Vì giải thoát và hạnh phúc theo ý Phật không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào ngoài sự giác ngộ, không tùy thuộc vào vật chất hay kiểm soát nhu cầu vật chất ...
Bạc Liêu, 31/7/2017
Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm