Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/05/2019, 17:00 PM

Bài học Đức Phật độ tướng cướp Angulimāla

Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật, một trong những câu chuyện sinh động nhất được nhiều người biết đến và một khi đã biết thì không thể nào quên, đó là chuyện Đức Phật cảm hóa tướng cướp Angulimāla được ghi lại trong Trung bộ kinh, số 86 và Trưởng lão Tăng kệ (Thera.80-câu 866 đến 891).

 Phần 1: Thu phục tướng cướp Angulimala

Tướng cướp Angulimāla là ai?

Câu chuyện này kể lại rằng, ở nước Kosala do vua Pasenadi trị vì, có tên cướp khét tiếng tên Angulimāla, là tay thợ săn bạo tàn, gặp ai giết nấy, khiến cho dân làng rất lo sợ. Từ khi có tên cướp này xuất hiện, khắp mọi xóm làng, thành ấp, quốc độ đều không còn yên ổn nữa. Mỗi lần giết người, nó cắt ngón tay trỏ phải làm thành vòng hoa mang vào người. Tên sát nhân ghê rợn này giết cho đến khi nào tràng hoa ấy xâu đủ 1.000 ngón tay như vậy để trả học phí cho ông thầy dạy.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, Đức Phật đắp y, mang bát, vào thành Savatthi khất thực. Sau khi khất thực và dùng bữa xong, Ngài quay trở về và đi trên con đường tên cướp Angulimāla đi mỗi ngày. Những người đi đường và làm đồng, chăn bò gần đó thấy vậy hết lòng can ngăn, nhưng Đức Phật vẫn giữ im lặng, tiếp tục đi, không hề lo sợ.

Thấy Đức Phật đang đi một mình, tên cướp Angulimāla liền xuất hiện. Y mừng lắm và liền khởi tâm giết Ngài.

Thấy Đức Phật đang đi một mình, tên cướp Angulimāla liền xuất hiện. Y mừng lắm và liền khởi tâm giết Ngài.

Bài liên quan

Thấy Đức Phật đang đi một mình, tên cướp Angulimāla liền xuất hiện. Y mừng lắm và liền khởi tâm giết Ngài. Y chỉ chờ có vậy, vì còn thiếu một ngón tay nữa thôi là đủ túc số cho vòng hoa làm bằng 1.000 ngón tay trỏ phải từ 1.000 người do chính y ra tay sát hại. Y lấy kiếm và tấm khiên, đeo cung và tên vào, đi theo sau lưng Đức Phật.

Thế rồi Đức Phật dùng thần thông khiến cho tên cướp Angulimāla, dầu cho đi với tất cả tốc lực cũng không có thể bắt kịp Ngài đang đi với tốc lực bình thường. Tên cướp Angulimāla nghĩ: “Lạ thật, trước đây ta có thể đuổi kịp con voi, con ngựa, con nai và cả chiếc xe đang chạy, mà bây giờ không thể đuổi theo kịp Sa-môn Cồ Đàm đang đi bình thường”.

Tên cướp nói: “Hãy dừng lại, Sa-môn! Hãy dừng lại, Sa-môn!”.

Đức Phật khoan thai đáp: “Ta đã dừng rồi, này Angulimāla! Và ngươi hãy dừng lại!”.

Tên cướp nghĩ Sa-môn Cồ Đàm không bao giờ nói dối, vậy lời nói này có ý nghĩa gì. Thế là Angulimāla hỏi: “Ông đi mà lại nói ‘Ta đã dừng rồi’, còn tôi dừng, thì ông nói ‘sao tôi không dừng’ nghĩa là sao?”

Đức Phật giải thích: “Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm; còn ngươi, không tự kiềm chế, gieo rắc giết chóc và hận thù, nên ta đã dừng mà ngươi chưa dừng”.

Angulimāla hỏi: “Ông đi mà lại nói ‘Ta đã dừng rồi’, còn tôi dừng, thì ông nói ‘sao tôi không dừng’ nghĩa là sao?” Đức Phật giải thích: “Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm; còn ngươi, không tự kiềm chế, gieo rắc giết chóc và hận thù, nên ta đã dừng mà ngươi chưa dừng”.

Angulimāla hỏi: “Ông đi mà lại nói ‘Ta đã dừng rồi’, còn tôi dừng, thì ông nói ‘sao tôi không dừng’ nghĩa là sao?” Đức Phật giải thích: “Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm; còn ngươi, không tự kiềm chế, gieo rắc giết chóc và hận thù, nên ta đã dừng mà ngươi chưa dừng”.

Khi Đức Phật nói những lời này, Angulimāla đứng lặng yên, trầm tư suy nghĩ. Dường như những lời nói nhẹ nhàng này đã đánh động tâm thức tên cướp bạo tàn, nên Angulimāla hạ giọng và từ tốn thưa: “Thưa Ngài, tội lỗi của tôi thật tày trời. Tôi có thể quay đầu bằng cách nào?” Thấy Angulimāla đã chuyển tâm ý, ray rứt với việc làm của mình, Đức Phật mở ra một cơ hội cho người biết quay đầu, bảo sẽ nhận Angulimāla vào Tăng đoàn để có thể làm mới cuộc đời, từ bỏ các việc tội ác, gột rửa tâm ý trong sạch, dốc lòng thực hành điều lành. Nghe xong, Angulimāla liền quăng bỏ kiếm và khí giới xuống vực sâu, đảnh lễ Đức Phật, xin được xuất gia. Từ đó, tên sát nhân khét tiếng thành Savatthi đã trở thành đệ tử xuất gia của Đức Phật. Tôn giả Angulimāla tinh tấn thực hành Pháp (Dhamma) dưới sự hướng dẫn của Đức Phật và chúng Tăng, và chẳng bao lâu, chứng đạt trạng thái giải thoát hoàn toàn.

Đức Phật sử dụng thông điệp diệu kỳ để thu phục  Angulimāla

Trường hợp độ tướng cướp Angulimāla là một trong vài trường hợp hiếm hoi Đức Phật sử dụng thần thông biến hóa. Chính sự phi thường của Đức Phật bước đầu gây tò mò và rồi có khả năng cảm hóa tướng cướp bạo tàn này chịu đối thoại với Đức Phật thay vì với bao nhiêu người trước đó, hễ gặp mặt là tên cướp này liền giết một cách vô cảm, chặt ngón tay kết thành vòng hoa, rồi tiếp tục đi tìm đối tượng khác để giết. Với một tên sát nhân máu lạnh như vậy, sử dụng biến hóa thần thông là điều vô cùng cần thiết và hợp lý.

Thế nhưng, thần thông biến hóa này cũng chỉ được sử dụng rất hạn chế như một phương tiện để hỗ trợ quá trình cảm hóa, giáo hóa và giúp người chuyển hóa mà thôi. Mục đích rốt ráo, cứu cánh của Đức Phật là đưa Angulimāla ra khỏi quỹ đạo sống tội lỗi, tà kiến, mê si và đặt người này vào con đường thực hành Chánh pháp.

Đức Phật đã sử dụng phương tiện để có thể gởi bức thông điệp có tác dụng đánh động mạnh mẽ tâm thức của Angulimāla, rằng “Ta đã dừng từ lâu; còn ngươi thì chưa dừng”. Đức Phật đã thành công trong việc “trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhớ”. Trước Ngài thể hiện thần thông, nhằm thỏa mãn lòng ham muốn hiếu kỳ của tướng cướp này, sau Ngài dùng tâm từ bi và trí tuệ để nhiếp phục Angulimāla. Nhìn cả quá trình cảm hóa này, ta thấy nhờ những lời khai tâm mở trí đầy tâm từ của Đức Phật mà một tướng cướp khát máu đã trở thành một vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn. Đây là gì mà không phải giáo hóa thần thông?

Trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh với mục đích giúp người chuyển mê khai ngộ, Đức Phật chỉ chú trọng đến giáo hóa thần thông, còn biến hóa thần thông và tha tâm thần thông, Ngài cho rằng sẽ đưa đến nhiều nguy hiểm nếu lạm dụng chúng (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm VI, kinh 60).

angulimala_43 - Copy

angulimala_43 - Copy

Bài liên quan

Học từ Ngài, để không lạc lối hoặc đi quá xa với Chánh pháp và con đường hoằng pháp, chúng ta cần phân định rõ ràng đâu là mục đích, đâu là phương tiện để vững tin trên con đường thực hành và truyền bá Chánh pháp.

Nếu chỉ dừng lại ở việc “dùng dục câu dắt” mà không phát triển vế “dùng trí để nhớ”, tức là ngầm nhận phương tiện làm mục đích, thì đây không phải là Chánh pháp của Phật. Những ai thực hành đúng theo Chánh pháp, thì càng lúc càng bớt tham, bớt ràng buộc, thêm bình an và hạnh phúc.

Ngược lại, một khi lấy phương tiện làm mục đích, ta sẽ bị tham dục kéo lôi trở về đời sống tầm thường, suốt ngày lăng xăng với việc không chính đáng và không cần thiết, càng ngày càng xa mục đích giải thoát.

Cho đến khi đi quá xa, giật mình nhìn lại, ta sẽ không còn cơ hội quay về với Chánh pháp vì sức khỏe, thời gian và sức lực đã đến hồi cạn kiệt rồi.

Do vậy, tất cả những gì chúng ta làm đều hướng đến quá trình thực hành và giúp người khác cùng thực hành trên lộ trình chuyển xấu ác thành thiện lành, đảo điên thành tĩnh lặng, mê mờ thành trí tuệ, khổ đau thành hạnh phúc mới đúng là thực hành Chánh pháp.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm