Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/04/2020, 10:27 AM

Bảo tàng nông cụ lưu giữ ký ức

Bảo tàng nông cụ tại gia của ông Hám tuy không lớn về mặt quy mô nhưng chứa đựng cả một tấm lòng của một người thuộc thế hệ đi trước muốn nhắc nhở thế hệ đi sau nhớ về công sinh thành dưỡng dục, cội nguồn cha ông.

Đến Bạc Liêu ghé thăm chùa Ghositaram

Nhiều người ở tổ dân phố La Chữ (phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) biết đến ông Trần Hữu Hám - một ông lão ở độ tuổi 90 với bộ sưu tập nông cụ thu nhỏ độc đáo. Bộ sưu tập ấy còn được xem là một “bảo tàng nông cụ” độc đáo – nơi lưu lại nhiều ký ức về một thời không thể quên với mỗi người Việt Nam. Ông còn được đặt cho biệt danh “nhà nông cụ học”.

Những câu hò giã gạo đưa ký ức quay trở về một thời đồng áng. Người đàn ông 90 tuổi say mê với bộ sưu tập nông cụ thu nhỏ của mình. Đến thời điểm hiện tại, ông đã có hàng trăm hiện vật, mô hình có giá trị. Đó là thành quả của nhiều năm sưu tầm và tìm kiếm. Nhắc đến ông Hám, ai cũng biết: Ông Hám “bảo tàng nông cụ” hay với cái tên trìu mến “nhà nông cụ học”.

Ông Trần Hữu Hám.

Ông Trần Hữu Hám.

Mô hình ngôi nhà tranh xưa của gia đình. Cối xay lúa, máy tuốt lúa, máy đạp nước, ang đong lúa, xe quạt lúa, đôi quang gánh, cái chối, cái cày hay mô hình căn hầm bí mật của một thời trai trẻ chống Pháp hiện diện tại tiền sảnh ngôi nhà ông Trần Hữu Hám. Đây dường như là cuốn sổ nhật ký bằng hình ảnh ghi lại một thời gian khó đấu tranh và nuôi các con ăn học của ông Hám. Qua nhiều năm sưu tầm cộng thêm những kỷ vật cá nhân, ông Hám đã có một bộ sưu tập hàng trăm mô hình nông cụ và vật kỷ niệm nhắc nhở con cháu không quên về một thời gian khó của gia đình.

Ông Trần Hữu Hám cho biết: “Hồi trước quá cực khổ, đi làm đầy tớ, sau rồi xin vô làm phu trường. Để mà nuôi con lớn đi làm cả rồi. Bây giờ không có cái chi cho con cái cả nên mình làm bộ sưu tập ni 30, 40 năm để lại kỷ niệm cho con cháu mình”. Tính đến thời điểm hiện tại, "bảo tàng" của ông Hám đã lên tới hơn ba trăm các nông cụ, hiện vật, mô hình có giá trị như: Cối xay lúa, máy tuốt lúa, đạp nước, ang đong lúa, xe quạt lúa, gánh nước, hầm bí mật… tất cả đều rất gần gũi với làng cảnh nông thôn Việt Nam. Tâm sự với ông Hám, chúng tôi được biết ý tưởng của ông bắt nguồn từ một lần tình cờ nhìn thấy tấm hình của hai cô con gái mình đang vừa học vừa đạp nước được treo tại một phòng tranh trong TP Huế.

Ông nhớ lại: "Nhìn thấy tấm hình, kí ức về những ngày khó khăn gian khổ tự nhiên bùng lên trong tôi, lúc đó một khát vọng muốn tìm kiếm những cái gì có liên quan đến những ngày "thắt lưng buộc bụng" để nuôi con trưởng thành cứ dâng trào và như thế nó đã lôi cuốn tôi cho đến giờ mãi không thôi".

Tran Huu Ham (2)

Một tổ chim rồng rộc – một loài chim họ sẻ quen thuộc trên các cánh đồng quê xứ Huế. Giới trẻ bây giờ không dễ tìm thấy những tổ chim độc đáo chứa đựng nhiều ký ức này. Những hình ảnh đồng quê ùa cả về trong bảo tàng của ông Hám, giúp cho giới trẻ thêm yêu quý đồng quê và một thời tuổi thơ của mình.

Anh Lê Văn Trung - kỹ sư nông nghiệp - cựu SV trường Đại học Nông lâm Huế (trú tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà), tò mò về “bảo tàng nông cụ” đến xem và cho biết: “Bây giờ nghe ông kể lại mình thấy rất vui khi cảm nhận được những công dụng của từng nông cụ trong bảo tàng nông học của ông”.

Anh Cao Thọ Ninh (trú tại P. Hương Chữ, thị xã Hương Trà), giáo viên trường THCS Nguyễn Khoa Đăng - Hương Vân (Hương Trà) trong một lần đến tham quan cho biết, “Nhờ cái bảo tàng nông cụ này mà tôi biết thêm được những cái đã thất lạc từ lâu, đưa chúng ta có một hoài niệm về một thời xa xưa”.

Tran Huu Ham (3)

Trong hàng chục năm qua, ông Hám tự bỏ tiền túi đi khắp nơi để mua về những vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của gia đình nông thôn Việt Nam. Gian trưng bày nông cụ của ông đã trở thành nơi giáo dục cho nhiều người trẻ về tình yêu ruộng đồng, trân trọng quá khứ và hiểu sâu hơn về nền nông nghiệp nước nhà.

Ông Trần Hữu Hám, tâm sự: “Muốn lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chừ không có chi kỷ niệm, chừ mình kỷ niệm những cái cày, bừa, trưa ruộng, cái đạp nước, khổ cực của tôi biết bao nhiêu, để kỷ niệm cho con cháu biết mai sau”.

Bảo tàng nông cụ tại gia của ông Hám tuy không lớn về mặt quy mô nhưng chứa đựng cả một tấm lòng của một người thuộc thế hệ đi trước muốn nhắc nhở thế hệ đi sau nhớ về công sinh thành dưỡng dục, cội nguồn cha ông. Đó còn là thông điệp lớn trao truyền ý chí vươn lên thoát đói nghèo cho thế hệ hôm nay.

Nhà sư lập 'bảo tàng' nông cụ của đồng bào Khmer

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm