Bi tâm giải thoát: Thoát hại tâm
Ai tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát hại tâm, tức là bi tâm giải thoát.
Tăng Chi Bộ Kinh, Chương: Sáu Pháp, Phẩm: Cần Phải Nhớ
Sự thù thắng của Bi tâm giải thoát
Trong đạo Phật giải thoát có nghĩa là gì?
Đệ tử nào của Như Lai tu tâm bi giải thoát viên mãn cho dẫu biết bi tâm giải thoát này là pháp hữu vi, vô thường, chịu sự đoạn diệt, nhưng vẫn hoan hỷ và tham luyến pháp này, sau khi thân hoại mạng chung sẽ hóa sanh ở Quang Âm Thiên. Và sau khi sống trọn hai kiếp sẽ nhập Niết bàn tại đó, không quay trở lại đời này. Trong khi đó, người ngoại đạo tu tâm bi viên mãn cũng sẽ tái sanh vào Quang Âm Thiên, nhưng sẽ có thể tái sanh vào tam ác đạo sau khi hưởng trọn hai kiếp tại cảnh giới này.
(Tóm lược từ Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm XIII. Sợ Hãi)
Không tham luyến Bi tâm giải thoát: Chánh trí giải thoát, bậc A La Hán
Này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và được biết: "Bi tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy do vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.
(Trung Bộ Kinh - 52 Kinh Bát thành)
Trong tứ vô lượng tâm, hành giả nào thành tựu viên mãn chỉ một tâm và từ đây nhận biết pháp này là pháp hữu vi, nên là vô thường, chịu sự đoạn diệt, không tham đắm, luyến ái pháp này (hỷ lạc sung mãn do hại tâm không còn ngự trị trong tâm vì thành tựu viên mãn bi tâm giải thoát).., sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, được giải thoát, bậc A La Hán.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm