STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Cuối năm luôn là thời gian Sài Gòn tất bật nhất.
Đường phố lúc nào cũng tấp nập người xe và hàng hóa. Người Sài Gòn đã vào thời gian đi mua sắm, lo lắng cho một cái Tết, và không chỉ cho mình.
1. Một ngày của giáp Tết, tôi đặt chuyến xe ôm công nghệ đi từ Phú Nhuận ra Thanh Đa. Cậu tài xế nói giọng rặt miền Tây chạy khá rón rén, cứ hỏi thăm đường suốt. Tôi ngạc nhiên hỏi trong app chỉ đường dành cho tài xế của em sẵn có rồi, khu này cũng có gì phức tạp đâu mà không biết. Cậu tài xế phân trần: "Dạ tại em ở nơi khác, tận Bình Chánh chở khách chạy qua đây. Vừa trả khách xong thì nhận được cuộc đặt xe của anh. Lần đầu tiên em qua khu này. Em tranh thủ nhận cuộc của anh xong rồi chạy về lại Bình Chánh đi mần tiếp...".
Cậu kể mình tên Tài, dân An Gang, nay 25 tuổi, mới lên Sài Gòn lập nghiệp hơn nửa năm nay. Trước kia Tài chạy xe ôm ở khu vực núi Cấm, An Giang, nhưng cũng bữa đói bữa no vì tùy thuộc hên xui vào lượt khách, mà lại phải cạnh tranh với nhiều bác tài xe ôm khác sau dịch mỗi lúc một đông trong khi khách thì mỗi lúc một thưa. Làm riết mà không để dành được đồng nào, Tài lên Sài Gòn với niềm tin, cậu sẽ có nhiều công chuyện để mần hơn. Cậu chọn trọ ở gần chợ đầu mối Bình Điền cho tiện đi làm. Tối tới khuya thì Tài đi làm khuân vác cho chợ Bình Điền. Xong đâu đó tầm 4-5 giờ sáng ngơi tay thì về nhà ngủ tới trưa. Từ trưa đến chiều tối, Tài chạy tranh thủ chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm. Mỗi tối tiền khuân vác cũng được tầm trên dưới 200.000 ngàn đồng.
Mùa này gần Tết, Tài nói chợ nhiều hàng, cần nhiều lượt khuân vác hơn, nên mệt hơn nhưng tiền cũng sẽ nhiều hơn chút đỉnh. Cộng với việc chạy xem ôm công nghệ, Tài cho biết mùa này mình kiếm cũng được tầm 12 - 13 triệu đồng/ tháng. Tài nói không giấu được sự háo hức: “Sức em thanh niên trẻ, dân quen lao động nên khuân vác nặng cũng nhanh, giải phóng hàng nhanh nên chủ hàng hay gọi. Mỏi vai gáy, ê ẩm hơn chút nhưng Tết này chắc cũng dư chút đỉnh về thăm nhà. Chắc mua cũng được mấy phân vàng để dành cho má em. Mà ở tiệm vài phân vàng chắc người ta cũng bán anh ha?”.
2. Sài Gòn tháng cuối năm ban đêm trời se se lạnh. Chú Năm chạy xích lô ở chợ Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận hay ngủ đêm trên chiếc xe dựng góc vỉa hè gần chợ thỉnh thoảng lại giật mình thức dậy vì có người khẽ lay vai. Không phải người ta kêu dậy di chở khách, mà dậy để tặng quà. Khi thì ổ bánh mì, bánh bao, lúc thì hộp cơm chay, có hộp sữa, nước suối hay có lúc có chút tiền lì xì nữa.
Mùa này, nếu để ý, bạn sẽ thấy có khá nhiều những chiếc xe máy thường là chở hai người, cứ lặc lè chạy với bịch to bịch nhỏ, túi ngắn túi dài cứ như vừa ở chợ đồ sỉ bước ra. Cứ tầm 7-8 đến 11 giờ tối hoặc có khi khuya hơn, những người trông như buôn chuyến ấy xách xe máy rảo quanh, chạy thành từng đoàn hoặc có khi chỉ dăm ba chiếc, rề xe thật chậm qua những tuyến đường trung tâm đến các quận vùng ven. Chốc chốc họ lại dừng trước những người vô gia cư đang mưu sinh hay tạm nghỉ trước các mái hiên, lan can cầu… để tặng quà. Có khi, có cả hoa để tặng cho những người lao công, công nhân vệ sinh đang làm đêm.
Những con đường Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo, cầu Kênh Tẻ, cầu ông Lãnh, cầu Bông, cầu Kiệu… lâu nay là nơi tập trung khá nhiều những người vô gia cư, cũng là những nơi được các nhóm từ thiện tìm đến khi đêm về.
Như đã thành thông lệ nhiều năm gần đây, nhất là với các nhóm bạn bè là sinh viên hay dân văn phòng, không ít người đã chọn cách làm từ thiện như thế này khi không có điều kiện để đi xa. Tan sở ra, xong bữa tối, là lại chở nhau xe máy, đi thành tốp, mang vác, đùm nắm gói này túi kia đem chút tình trao gửi cho kẻ không nhà.
3. Cuối năm, tôi theo chân nhóm Thanh Xuân, một trong hàng ngàn nhóm từ thiện lâu năm của Sài Gòn tất bật đi quyên góp, vận động từng cái nồi, xô, gạo, khô cá, bánh mứt… để tổ chức một phiên chợ Tết 0 đồng cho những hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở xã Ea Trol, Sông Hinh, Phú Yên. Những chuyến xe máy sau giờ làm việc của các thành viên nhóm lại đèo thêm cái này, chở thêm cái kia từ cửa hàng, siêu thị hay từ chỗ của mạnh thường quân về điểm tập kết để chuẩn bị gói ghém cẩn thận thành từng túi hàng, món quà.
Thanh Xuân chỉ là thí dụ trong hàng ngàn thí dụ của các công việc thiện nguyện được các nhóm từ thiện lớn nhỏ ở Sài Gòn tất bật “vào mùa”. Ai đó đã gọi mùa này là mùa từ thiện xa của Sài Gòn. Người Sài Gòn hào phóng làm từ thiện quanh năm, nhưng có lẽ cuối năm là dịp mà người ta tập trung làm việc thiện nguyện nhiều nhất, cho những nơi xa. (Thậm chí, có người còn ngẫm ra, hễ miền Trung hết mùa mưa lũ bão bùng cuối năm là tới lượt Sài Gòn vào mùa từ thiện).
Tùy tính chất, sở trường và ý nguyện mà mỗi nhóm có những đối tượng khác nhau để làm thiện nguyện. Nhưng cũng cùng mẫu số chung là tình nguyện nghiêng vai gánh vác chút lòng của nhiều người để đến với nhiều người. Những chuyến đi sẽ cồng kềnh, nặng kín hàng hóa, để những chuyến về nhẹ tên. Như một cái lệ vác nặng mà thương cho mùa Tết đến.
Năm nay, một năm kinh tế không sáng sủa, nhưng không vì thế mà người Sài Gòn xao lãng chuyện tình nguyện “vác nặng thường niên”. Bên cạnh những lo toan cho cái Tết của bản thân và gia đình, vẫn không ít người đang ghé vai cùng gánh chung thêm chút quà xuân cho những người kém may mắn hơn.
Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi. Và tôi luôn yêu nhất Sài Gòn mùa này, mùa vai trĩu nặng yêu thương!
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.
Từ thiện là hoạt động, ý niệm sẻ chia, nghĩa cử đẹp ngàn đời của con người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Bản tin được đọc nhiều nhất tuần qua trên Cổng thông tin Phật giáo là vụ một tu sĩ ở An Giang bị xóa bỏ tư cách tu sĩ, đồng thời bị cách chức phó trụ trì một ngôi chùa, với hơn 4.300 lượt xem.
Phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác.