STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Chỉ với hai câu hỏi này thôi, nhưng nó khiến người ta buộc phải lắng lại, tự hỏi bản thân, làm cuộc tổng kết cho bản thân.
1. Điều mà bạn muốn từ bỏ để tái sinh?
Thật khó để có thể trả lời ngay câu hỏi này. Bạn cần bao lâu, 1 giờ, 1 ngày, hay 1 tháng, hoặc hơn? Điều này phụ thuộc vào việc bạn ngồi xuống bao lâu với chính mình để câu hỏi này được giải đáp từ chính bản thân mình một cách trọn vẹn.
Tôi cũng vậy. Từ khi đọc câu hỏi này đến nay, hơn nửa tháng rồi, nó vẫn trở đi trở lại gần như mỗi ngày, cùng những lần ngồi xuống, lắng nghe tâm mình.
Cuộc sống thì không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu không muốn nói là rất nhiều những thử thách không lường trước. Một năm qua, với bản thân tôi và với nhiều người, hẳn là cũng có ít nhiều biến động. Ngồi lại thật yên để nhìn nhận thật trung thực với những thành bại, tổn thương, được mất của mình, quá là điều không dễ và không thể làm nhanh được.
Từ bỏ thì dễ nói rồi, từ bỏ để “tái sinh” ư? Nhiều lắm, nhứt là những điều mà ta cảm thấy đó là khuyết điểm, là sự trì trệ của mình, thậm chí độc hại, vô bổ đối với mình, không dễ để bỏ đi một sớm một chiều.
Thậm chí là từ bỏ một số hình ảnh mà ta muốn tô vẽ cho trọn vì lỡ “được” xã hội, mọi người nhìn nhận ta trong những chân dung họ muốn thấy, dù lòng ta không phải thế. Từ bỏ mọi người muốn mình như là, để sống thực với cái mình đang là! Thế thôi!
Với tôi, điều quan trọng nhất là từ bỏ những sự lỗi hẹn với bản thân!
2. Điều mà bạn hy vọng ở bản thân với phiên bản 2025?
Đúng hẹn hơn với những mục tiêu mình đã dự tính!
Dành thời gian nhiều hơn cho những việc liên quan đến hành trình tìm về, tìm vào bên trong, để thân - tâm - trí mỗi lúc một ổn hơn. Tập thể dục, yoga, thiền tập… nhiều hơn; giữ được sức khỏe ở mức khả quan nhứt trong độ tuổi sinh lý của mình; chấp nhận sự đi xuống của sức khỏe theo quy luật tự nhiên, nhưng ở mức chậm nhất có thể.
Già rồi, khỏe trước cái đã, đẹp khỏi tính nha.
Dành thời gian nhiều hơn cho người thân, cho những mối quan hệ thân tình, quý mến.
Tiếp tục thu hẹp, thả trôi nhiều quan hệ và sẵn lòng tiếp nhận những kết nối mới, theo kiểu thuận lòng nhứt. (Nghĩa là, ta không phải gặp ai, kết giao với ai vì cái lợi lộc gì trước mắt, vì ai đó, mà chỉ đơn giản là ta thấy cần, thấy vui, thấy an khi có được mối quan hệ đó). Dành thời gian cho những mối quan hệ có chiều sâu hơn là những mối quan hệ rộng như hồi còn trẻ.
Và tiếp tục tìm kiếm, hoàn thiện câu trả lời rõ nét hơn cho những câu hỏi hiện sinh của chính mình.
Dành một ngày cho chính mình được không?
Trung tuần tháng 12 này, khi được mời tham dự live show Thanh âm mùa tái sinh do các bạn trẻ thực hiện, chia sẻ câu chuyện về thanh lọc thân tâm qua âm thanh của chuông xoay, handpan…, có một chi tiết nhỏ nhưng lại khiến tôi phải ngẫm nghĩ.
Ban tổ chức gửi mỗi người tham dự một mảnh giấy có hai câu hỏi, ngắn thôi, mà khó mà trả lời ngay lập tức. Là hai câu hỏi trên đây. Ai cũng phải dành một lúc ngẫm nghĩ trước khi cầm bút viết ra, tôi cũng không ngoại lệ. Câu hỏi đầu tiên, như khơi gợi để những chuyện của năm 2024 đang qua chợt quay về trong chớp mắt.
Những chuyện đáng nhớ đáng quên, làm được, chưa được, những cảm xúc hỉ nộ ái ố có dịp lướt qua đầu thật nhanh. Để rồi khi lật mặt sau mảnh giấy này, câu hỏi thứ hai như là một niềm hứng khởi, kỳ vọng được khơi mào khi một năm mới đang đến.
Chỉ với hai câu hỏi này thôi, nhưng nó khiến người ta buộc phải lắng lại, tự hỏi bản thân, giúp ta có dịp tự làm ngay một cuộc tổng kết cho bản thân.
Nay, khi gió đã thoảng mùi của mùa Xuân và một năm sắp kết thúc, còn gì hợp hơn, khi ta ngồi nhìn lại năm cũ. Rồi viết lên mấy dòng. Để năm sau đọc lại, tin rằng bạn sẽ nhận, ngẫm ra nhiều điều.
Một tổng kết năm cũ không cho ai, vì ai, chỉ dành riêng cho mình, một cách thành thật nhứt. Để năm mới đến, càng thấy mình mỗi ngày một học thêm được cách sống cho cân bằng, an ổn hơn dù thế giới đổi thay thế nào.
Ta đã có 364 ngày bận rộn, ngồi lại, dành đâu đó một ngày, hay vài tiếng cho bản thân, há không phải cần lắm sao?
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Câu nói vui thôi đừng vui quá mang nghĩa của lối sống trung đạo của nhà Phật.
Những ngày cuối năm, không chỉ các Phật tử, mà nhiều người yêu mến phương pháp thực tập “nhận diện và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành tặng cho nhau những cuốn lịch có thư pháp của thầy.
Tiêu thụ có ý thức, tức chánh niệm trong tiêu thụ là cách để tập theo hạnh “ít muốn biết đủ” của nhà Phật.
“Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới”.
Nhập gia tùy tục - chính là nét văn hóa Đại thừa của người Việt ta, là một không gian sống lành mạnh, khả dĩ đưa chúng ta đến thành công, an lạc...
Việc lạm dụng của cải vật chất của đàn na tín thí quả báo không hề nhẹ.
Cộng đồng xót xa hay tin, cúi mình tiễn biệt những người chết oan khuất trong trận hỏa hoạn ở Hà Nội.
Một quốc gia sẽ không thể có cảnh an dưỡng thực sự khi chung quanh toàn là cánh rừng chết, sông suối ao hồ ô nhiễm và những ngôi nhà chỉ biết sống cho riêng mình.