Cách kiểm soát lời nói
Khi nóng giận, con dùng những lời thô ác chửi mắng người khác cho lại cái gan của con. Xong rồi, con biết con sai, hối lại không kịp, nhưng lời đã phát ra, như nước đã đổ đi, không hốt lại được. Nhưng rồi, gặp chuyện trái ý, con lại tiếp tục sai phạm.
Phật tử Đa Ngôn hỏi: thưa thầy, Phật dạy nên nói những lời ái ngữ, lời hoà nhã, lời nhẹ nhàng, lời chân thật, lời tử tế, giúp mọi người yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Không nói những lời sân hận, độc ác, thêu dệt, chửi mắng, thêm bớt gây chỉ trích, chia rẽ, thù hằn lẫn nhau. Con biết và hiểu như vậy, nhưng khi đụng việc, thì con lại nhiều chuyện, nói xấu người khác, khi nóng giận, dùng những lời thô ác chửi mắng người khác cho lại cái gan của con. Xong rồi, con biết con sai, hối lại không kịp, nhưng lời đã phát ra, như nước đã đổ đi, không hốt lại được. Nhưng rồi, gặp chuyện trái ý, con lại tiếp tục sai phạm.
Thầy trả lời: Người xưa nói, bịnh vào từ miệng, hoạ cũng ra từ miệng, nên trước khi nói phải uống lưỡi 7 lần. Nhưng cái miệng là của con hay cái miệng của người khác, mà con không kiểm soát được, không làm chủ được. Muốn làm chủ được cái miệng, thì trước khi nói gì, nên hít vào thở ra 3 lần trong tỉnh thức, thì ta sẽ kiểm soát được lời nói, dần dần ít nói sai.
Có khi nào, mình tự hỏi vì sao, cái miệng là của mình, mà mình không làm chủ được không? mới nghe thì tưởng chừng như phi lý, nhưng lại là sự thật
Thật ra, muốn kiểm soát được lời nói, phải biết cách tu tập, rèn luyện bản thân, kiểm soát được suy nghĩ, ý niệm của bản thân,
Người nào có khả năng làm chủ lời nói, người đó đáng được kính trọng. Ai làm chủ được lời nói, cuộc sống của người đó rất tuyệt vời, người đó sẽ dễ thành công trong mọi sự nghiệp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm