Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/06/2021, 09:41 AM

Cái gì là của em?

Nếu em không biết giáo lý đạo Phật, khi nghe nói về vô ngã, tức là không có cái Ta thì em liền phản đối, đây là điều đương nhiên, nhưng hiện tại em đã là một Phật tử mà không hiểu gì về vô ngã quả thật là một lỗ hổng lớn.

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày, là cầu nối để trao gửi yêu thương, là chìa khóa gắn kết mọi người, là phương thức diễn đạt tâm tư, nguyện vọng,... Cũng chính trong ngôn ngữ hằng ngày đó, có bao giờ em ý thức rằng chúng ta đều sử dụng ngôi thứ nhất, chữ “tôi” (mình, ta) để xưng hô với nhau. Hôm nay, anh nói về giáo lý “vô ngã” của đạo Phật một chút, em cần tập trung, theo dõi để hiểu thật sâu sắc nhé!

Vô ngã là gì em biết không? Tức là không có “ta” đó em ạ! Em thấy thật vô lý đúng không? Em khoan vội vàng phán xét, hãy nghe anh giải thích: Phật giáo khi nói về Vô ngã vẫn thường nhấn mạnh là chúng ta phải nhận rõ năm uẩn[1] vô ngã, không có gì là ta, là của ta. Chắc có lẽ em đang đặt ra câu hỏi: Vì sao nói chúng ta vô ngã tức là chúng ta không có ta? Vậy nghĩa là sao? Vậy hành giả tu hành để đạt được vô ngã có ích gì?

Phật giáo khi nói về Vô ngã vẫn thường nhấn mạnh là chúng ta phải nhận rõ năm uẩn vô ngã, không có gì là ta, là của ta.

Phật giáo khi nói về Vô ngã vẫn thường nhấn mạnh là chúng ta phải nhận rõ năm uẩn vô ngã, không có gì là ta, là của ta.

Nếu em không biết giáo lý đạo Phật, khi nghe nói về vô ngã, tức là không có cái Ta thì em liền phản đối, đây là điều đương nhiên, nhưng hiện tại em đã là một Phật tử mà không hiểu gì về vô ngã quả thật là một lỗ hổng lớn. Em luôn cho rằng phải có một cái ngã thì mới thoát khỏi luân hồi và đi vào Niết bàn. Không có ngã thì ai thoát luân hồi, ai vào Niết bàn? Không có ngã thì ai thấy, ai nghe, ai tu, ai tạo nghiệp và ai tiếp nhận quả báo? Không có ngã thì ai thấy, ai hiểu được Phật pháp? Những câu hỏi ấy, đã được tôn giả A Nan dạy rằng: “Nếu một người, trong khi tiếp xúc mà không bị kẹt vào xúc, không đứng trong cái kẹt đó và thấy không cần có một cái ngã thì người đó thấy được sự thật tức là người đó thấy pháp và hiểu pháp. Khi những điều kiện có đủ thì tự nhiên sự vật biểu hiện và khi những điều kiện không đủ nữa thì hiện tượng đó không còn. Ta không cần vai trò của một cái ngã”.

Tư tưởng này cũng được đức Phật giảng dạy trong kinh Trung Đạo Nhân Duyên: “Người đời vì bị kẹt vào trong các cảnh giới của nhận thức cho nên tâm họ bị ràng buộc. Nếu một người không tiếp nhận, không nắm bắt và không đứng trong cái kẹt ấy, không kế độ và chấp vào một cái ngã thì người ấy sẽ thấy khi điều kiện có đủ để cái khổ sinh thì cái khổ sinh và khi có đủ điều kiện để cái khổ diệt thì cái khổ tiêu diệt, trong đó không cần phải có một cái ngã và không cần phải có những ý niệm có và không, những ý niệm có và không không thể áp đặt vào được.

Này Kātyāyana, người ấy không còn hồ nghi gì nữa, không bị phiền não nào sai sử nữa và cái thấy ấy không do ai trao truyền mà chỉ tự mình tự biết. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến, cái mà Đức Như Lai đang nói đến”.

Vô ngã và niết bàn

Nếu một người, trong khi tiếp xúc mà không bị kẹt vào xúc, không đứng trong cái kẹt đó và thấy không cần có một cái ngã thì người đó thấy được sự thật tức là người đó thấy pháp và hiểu pháp.

Nếu một người, trong khi tiếp xúc mà không bị kẹt vào xúc, không đứng trong cái kẹt đó và thấy không cần có một cái ngã thì người đó thấy được sự thật tức là người đó thấy pháp và hiểu pháp.

Lời kinh xưa đã cho em thấy khi những điều kiện có đủ để cái khổ phát sinh thì khổ phát sinh, khi những điều kiện có đủ để cái khổ tiêu diệt thì cái khổ tiêu diệt, không có chủ thể nào đứng ra chủ trương làm cái khổ phát sinh hay tiêu diệt.

Em đang hoang mang đúng không? Không sao, anh sẽ cắt nghĩa từng phần cho em được hiểu. Trước tiên, “ngã” là gì? Ngã là chủ tể tức là ngã có quyền sắp đặt, điều khiển và tự do, tự tại. Chắc là em đã từng có cảm tưởng mình là chủ của thân tâm đúng không? Em muốn đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, suy nghĩ gì cũng được, cho nên, em tin chắc rằng trong thân tâm này có một ông chủ, hay cái ta (ngã). Nếu em thật sự suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai nhé!

Em có biết rằng các nhà khoa học gần đây đã chứng minh rằng vô ngã là một sự thật. Ví dụ như óc chúng ta có hàng tỷ tế bào (neuron), nhưng không có tế bào óc nào làm chủ để ra lệnh, sai khiến. Những tế bào thông tin với nhau nên khi một tư tưởng phát sinh thì đó là thành quả của tất cả neuron. Các nhà khoa học thần kinh nói rằng bộ óc của con người giống như một dàn nhạc, trong đó mỗi nhạc sĩ đều đang sử dụng một nhạc khí mà không có nhạc trưởng. Cơ thể của chúng ta được làm ra bởi biết bao nhiêu là tế bào, mà không có tế bào tự xưng là ông chủ. Đó là những gì mà các nhà khám phá khoa học chứng minh ra, nhưng em không chỉ nên dừng lại ở khía cạnh lý thuyết, mà phải biết áp dụng tuệ quán “vô ngã” vào trong đời sống hằng ngày để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.

Anh sẽ lấy ví dụ cụ thể để em thấy được cái ngã của chính mình, và cũng chính cái ngã ấy đã làm em khổ.

Em đã từng được chụp hình rồi chứ? Vậy, mỗi khi ai đó đưa em tấm hình chụp tập thể, mà trong tấm hình đó có em. Em sẽ làm việc gì đầu tiên? Có phải là em sẽ tìm ngay mình ở đâu trong tấm hình đó. Khi đã tìm ra rồi, em tiếp tục ngắm thật kỹ xem mình có xinh không, có bị khuyết điểm gì không, cười có tươi không, mắt có bị nhắm hay không v.v… Em sẽ thấy vui khi thấy mình xinh đẹp, và sẽ buồn khi thấy mình không được như ý – đây là “cái ta” mà em đang đắm nhiễm để nó sai khiển buồn vui, hạnh phúc, khổ đau.

Im lặng sấm sét: Vô ngã

Người đời vì bị kẹt vào trong các cảnh giới của nhận thức cho nên tâm họ bị ràng buộc.

Người đời vì bị kẹt vào trong các cảnh giới của nhận thức cho nên tâm họ bị ràng buộc.

Tiếp theo, sau khi tìm được chính mình trong tấm hình, người tiếp theo em tìm là ai? Có phải là người em yêu nhất và sau đó là những người thân thương, gần gũi với em? Cuối cùng, người em muốn tìm là kẻ em ghét nhất, căm thù nhất? Khi thấy người em yêu thương bị ai đó che khuất, dáng đứng không đẹp, nụ cười không xinh – em buồn, còn khi thấy họ đẹp – em vui. Thứ nữa, khi thấy người em ghét xinh đẹp – em “đố kỵ”, khi thấy họ xấu – em miệt thị “cho vừa”. Qua việc tìm kiếm những người em thương hay ghét trong tấm hình, thể hiện rất rõ bản chất chính những thứ thuộc về “cái của ta” đã chi phối, dẫn dụ đến cảm xúc của em. Từ đó làm ai khổ? Làm em khổ - em khổ bởi em chấp vào “cái ta” của chính mình, và “cái của ta” những thứ thuộc về em.

Một ví dụ nữa để em được hiểu rõ hơn. Anh xin lấy hình ảnh con sói và con công để kể cho em nghe một câu chuyện.

Trên vùng núi nọ có vài người thợ săn, họ thường chôn một cái bẫy ở nơi sói thường hay xuất hiện. Một khi giẫm lên cái bẫy ấy, chân của chúng sẽ bị bẫy kẹp chặt. Và khi con vật ra sức vùng vẫy để thoát thân trong vô vọng, nó sẽ cắn đứt bên chân bị mắc kẹt để thoát ra ngoài.

Con sói trả giá bằng một cái chân của mình để bảo toàn tính mạng cho bản thân. Còn con công đực, thứ mà nó nâng niu nhất chính là cái đuôi vô cùng đẹp đẽ của nó. Biết được điểm yếu này, nên những người thợ săn thường chọn đúng những lúc trời mưa to vây bắt chúng. 

Khi đó, bộ lông đuôi đẹp đẽ của công bị ướt hết, nó lo lắng rằng khi nếu bay lên sẽ làm hỏng đuôi nên thà để bị bắt chứ không phản ứng, và như thế, chúng dễ dàng rơi vào tay của thợ săn.

Con công vì sợ làm mất đi bộ lông đuôi đẹp, kết quả là nó phải trả giá bằng sự tự do và sinh mệnh của mình.

Tạm thời nhân nhượng vì lợi ích tập thể phải chăng là tinh thần vô ngã?

Kinh Chánh tri kiến 22

Hình ảnh con sói thà hy sinh cái chân để bảo toàn mạng sống, sẽ giúp em nhận diện ra rằng không nên chấp vào cái “sắc” do tứ đại[2] hợp thành. Nếu em càng đắm nhiễm, ưa thích, càng chấp chặt vào cái vẻ đẹp của chính mình, thì hậu quả cũng sẽ như con công kia. Con sói quyết định chọn lựa từ bỏ đúng lúc để bảo toàn mạng sống, thứ quý giá nhất đối với nó. Em cũng nên chọn cách từ bỏ, nhưng từ bỏ ấy không phải như mấy trăm vị Tỳ kheo sau khi nghe đức Phật giảng dạy về vô thường, vô ngã, sự bất tịnh của thân thể rồi tìm cách chấm dứt mạng sống. Từ bỏ mà anh muốn nói với em là sự viễn ly tham đắm vào sắc uẩn – chứ không phải cách mà em chọn hủy hoại nó. Em hãy xem chúng như phương tiện để nương tựa tu hành. Khi qua sông sẽ cần thuyền bè, nhưng đã qua được bờ bên kia rồi, em nên từ bỏ chiếc thuyền. Em không nên yêu thích, nhớ ơn chiếc thuyền rồi mãi vác theo suốt hành trình còn lại. Việc làm ấy hoàn toàn không lợi ích gì cho em, mà nó là nhân đưa đến khổ đau.

Tựu trung lại, anh xin mượn lời giáo huấn của đức Thế Tôn để một lần nữa giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân. Do đức Phật thấy được tầm quan trọng của giáo lý “vô ngã” trong việc tu hành, nên trong bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sinh, Ngài cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần lời dạy:

“Sắc, này các thầy Tỳ kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi”. Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc”[3].

Chú thích: 

[1] Ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

[2] Tứ đại: đất, nước, gió lửa.

[3] Tương Ưng Bộ Kinh, Tập III, Thiên uẩn, chương I.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta

Góc nhìn Phật tử 14:24 01/05/2024

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta. Trong pháp thiền quán này, người mẹ được chọn lựa để làm đối tượng tu tập vì nói chung đó là hình tượng mà người ta cảm thấy gần gũi nhất.

Người sống ở đời, thay đổi là điều không ai tránh khỏi

Góc nhìn Phật tử 11:00 01/05/2024

Những năm gần đây, tôi nhận ra mình thay đổi khá nhiều. Đầu tiên, tôi muốn mình trở nên độc lập hơn. Vì tôi hiểu trên đời này, không ai là vĩnh viễn của ai cả. Người khác tốt thế nào thì cũng là người khác, không thể giúp mình cả đời được.

Xem thêm