Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cảm xúc mùa Vu Lan

Vu Lan này, con muốn dành cho mẹ một bông hồng trắng, dành cho cha một bông hồng hường để cảm nhận được niềm hạnh phúc khi con được cài trên ngực một bông hồng thắm khi còn có cha, có mẹ trên đời.

“Công cha như núi lớn
Nghĩa mẹ hơn đất dày 
Hi sinh lòng chẳng quản 
Mà vẫn không nguôi ngoai 
Mẹ già hơn trăm tuổi 
Còn thương con tám mươi 
Tình thương nào ngơi nghỉ
Đến hơi thở cuối cùng”

Những vần thơ xưa vẫn văng vẳng trong trí nhớ tôi như ba năm về trước. Đó là lần đầu tiên tôi làm MC (dẫn chương trình) cho lễ Vu Lan PL.2555 tại chùa của Sư ông. Ngày hôm sau, tôi lên đường đi học đại học. Vui có, buồn cũng có. Vui vì niềm ao ước học Đại học mà 3 năm trước lỡ hẹn đã thành. Buồn vì sẽ phải xa nhà dài ngày. Hôm đó cũng là ngày Rằm tháng Bảy, chính ngày lễ Vu Lan. Mẹ đã khóc khi gấp quần áo cho tôi. Mẹ khóc, có lẽ vì thương con, nhớ con và mừng cho con. Đứa con yêu quý của bà sẽ phải xa bà nhiều ngày. Tôi cũng khóc. Hai mẹ con cùng khóc trong buồng. Đó là lần đầu tiên tôi khóc vì mẹ. Có ngôn từ nào diễn tả hết tình mẫu tử. Có bia đá nào ghi hết công lao cha, mẹ đã dành cho tôi. Lúc này tôi mới thấm thía hết mấy câu thơ tối hôm trước.
 
Hai năm đi học xa nhà rồi cũng nhanh chóng trôi qua. Lúc tôi vừa ra trường, mẹ tôi lại khóc thêm một lần nữa khi tôi quyết chí trốn nhà đi tu. “Lạy mẹ con đi xuất gia tu hành kể từ đây” dù biết rằng “mẹ ngấn lệ, nuốt sầu tiễn con đi”. Công lao nuôi con hai mươi mấy năm trời, đâu dễ gì đồng ý để con đi tu. Không bố mẹ nào sinh con ra muốn con mình trở thành sư cả. Mẹ đã khóc, khóc rất nhiều. Con biết điều đó, con cũng biết trốn nhà đi tu là bất hiếu với cha mẹ. có bút mực nào ghi hết tội lỗi này không. Thế nhưng, kế hoạch bất thành, con vẫn là con của bố mẹ.

Đã bao lần con ốm, con đau là ngấn ấy lần mẹ rơi lệ. Nhưng đã lần nào con biết nói lời cảm ơn và yêu mẹ nhiều. Con là đứa con hư có phải không mẹ? Đã bao lần con cáu gắt với mẹ, mẹ chỉ biết im lặng. Đã lần nào con biết nói lời con xin lỗi mẹ. Mấy lần con tham dự đêm thắp nến tri ân trong khóa tu. Có biết bao người con đã rơi nước mắt ăn năn, sám hối khi nghe giảng về đạo hiếu. Nhưng đã lần nào con khóc? Đã lần nào con mạnh dạn sám hối trước Chư tăng và đại chúng. Phải chăng do con quá bất hiếu? Phải chăng do tâm hồn con đã trai sạn, trái tim con như gỗ đá vô tri. Con cũng muốn khóc, muốn khóc thật nhiều nhưng không thể khóc được. Con muốn nói lời cảm ơn và xin lỗi thật nhiều nhưng không được. Có lẽ do con quá bất hiếu.

Nhân mùa Vu Lan năm nay, con muốn thành tâm sám hối những tội lỗi, muộn phiền con gây ra cho cha và mẹ. Con cũng muốn nói rằng: “Con cảm ơn mẹ nhiều”. Mẹ đã sinh con ra, nuôi con khôn lớn, cho con thành người. Mẹ đã luôn bên con mỗi khi con vấp ngã, ủng hộ con mỗi khi con muốn đi chùa. Con xin lỗi vì đã không biết bao lần con làm mẹ khóc. Giờ đây, mỗi lần đi chùa, con chỉ biết cầu nguyện, hồi hướng cho cha mẹ sống đời với con.

Vu Lan này, con muốn dành cho mẹ một bông hồng trắng, dành cho cha một bông hồng hường để cảm nhận được niềm hạnh phúc khi con được cài trên ngực một bông hồng thắm khi còn có cha, có mẹ trên đời.

Phúc Hào – Nguyễn Hữu Minh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Diệt trừ phiền giận

Phật giáo thường thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Phật giáo thường thức 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Phật giáo thường thức 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Phật giáo thường thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Xem thêm