Cầu siêu người chết đã lâu, họ có lợi gì không?
Hỏi: Sau 49 ngày hay người thân đã chết lâu rồi mà chúng ta cứ tổ chức lễ cầu siêu (giải oan-bạt độ-chẩn tế) để cho các vong linh ấy siêu thoát là sao? Họ có lợi ích gì không? Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo là gì?
Hỏi:
Hiện nay tôi thấy một hiện tượng phổ biến là chùa chùa cầu siêu, nhà nhà cầu siêu, người người cầu siêu. Nhưng tôi được biết, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng sau khi chết thì thần thức liền tái sanh. Còn Phật giáo Phát triển cho rằng có thể trải qua tối đa là 49 ngày thì thần thức cũng theo nghiệp mà tái sanh vào lục đạo. Vậy thì sau 49 ngày hay người thân đã chết lâu rồi mà chúng ta cứ tổ chức lễ cầu siêu (giải oan-bạt độ-chẩn tế) để cho các vong linh ấy siêu thoát là sao? Họ có lợi ích gì không? Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo là gì?
Đáp:
Cầu siêu là cầu nguyện, hộ niệm và khai thị cho các chúng sanh bị đọa lạc tỉnh thức mà buông bỏ phiền não và chấp thủ để siêu thoát, sanh lên các cõi lành. Theo Phật giáo Bắc truyền, có hai nhóm đối tượng chúng sanh chính yếu cần được cầu siêu.
Nhóm thứ nhất, những chúng sanh đang ở trạng thái thân trung ấm (thần thức, hương ấm), thân trung gian hình thành sau khi chết cho đến tối đa khoảng 49 ngày (tuy nhiên có thuyết cho rằng những thân trung ấm chết bất đắc kỳ tử, đột tử do oan nghiệp có thể tồn tại lâu hơn 49 ngày rất nhiều). Tổ chức cầu siêu từ khi mất, tuần sơ thất cho đến chung thất có ý nghĩa và giá trị rất lớn, giúp hương linh có thể nương nhờ công đức (nhờ Phật lực gia hộ, chư Tăng chú nguyện, thân nhân làm phước) mà thức tỉnh, chuyển hóa nghiệp lực để siêu sanh cõi lành.
Nhóm thứ hai, những chúng sanh sau khi chết đã trải qua thời gian 49 ngày nhưng vì oan nghiệp bất đắc kỳ tử, đột tử nên vẫn chưa tái sanh, hoặc phần lớn đã tìm được chỗ tái sanh nhưng do lúc sinh tiền tạo nhiều nghiệp bất thiện nên sanh vào ác đạo (địa ngục và ngạ quỷ). Các chúng sanh này vô cùng khổ đau, đói khát nên rất cần thân nhân trợ duyên, cứu giúp, siêu độ. Vì thế những đại lễ cầu siêu bạt độ, chẩn tế dành cho nhóm đối tượng này cũng rất cần thiết và quan trọng.
Cho nên, cầu siêu cho người thân đã mất rất lâu rồi là chuyện bình thường và nên làm. Người đệ tử Phật, hàng ngày kinh kệ, niệm Phật, lễ bái xong đều hồi hướng công đức nguyện cầu âm siêu, dương thái.
Riêng đối với những hương linh sau khi chết 49 ngày đã tái sanh vào các cõi lành thì hẳn nhiên họ không cần cầu siêu. Dù vậy, nếu thân nhân làm phước rồi hồi hướng công đức cho họ thì ở nơi cõi lành vẫn được thêm phần lợi ích.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?
Hỏi - Đáp 20:00 15/11/2024Trong trường hợp ba tôi nghiệp báo sâu dày và tôi muốn lạy sám hối thay cho ba mẹ thì phải hành trì như thế nào? Tôi mong được làm tròn chữ hiếu với ba mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật.
Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?
Hỏi - Đáp 14:35 15/11/2024Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?
Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?
Xem thêm