Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/06/2022, 07:28 AM

Chùa Châu Thới - cổ tự tại Bình Dương

Chùa Châu Thới không chỉ là một ngôi chùa cổ ghi dấu sự hình thành và phát triển Phật giáo Bắc tông ở vùng Đông Nam Bộ, mà còn là danh thắng nổi tiếng của Bình Dương.

Chùa Châu Thới có tên đầy đủ là chùa Núi Châu Thới (Châu Thới Sơn tự), là ngôi chùa cổ nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Chùa tọa lạc trên núi Châu Thới (phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Ngọn núi cao 82m, diện tích khoảng 25ha, nằm trên vùng đồng bằng rộng lớn.

Theo sử sách, chùa Châu Thới được thiền sư Khánh Long (thuộc thiền phái Bắc Tông) xây dựng năm 1612. Ngôi chùa gắn liền với lịch sử di dân lập ấp của người Việt ở Nam Bộ. Thiền sư Khánh Long là người đắc đạo Phật pháp từ nhỏ. Vì thương người dân phiêu bạt nơi rừng thiêng nước độc, ngài tự nguyện đi theo, ngày ngày tụng kinh niệm Phật, cầu an cho chúng sinh, sau đó ngài chọn núi Châu Thới và xây chùa Hội Sơn. Qua vài đời trụ trì, chùa được đặt tên theo ngọn núi Châu Thới. Nhờ địa thế hiểm trở, u tịch, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Châu Thới trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ cách mạng.

Chùa Châu Thới là một danh thắng, địa chỉ tâm linh luôn thu hút khách thập phương.

Chùa Châu Thới là một danh thắng, địa chỉ tâm linh luôn thu hút khách thập phương.

Vẻ đẹp ngôi cổ tự được cho là một trong những chùa cổ nhất miền Trung

Trải qua hơn 400 năm, ngôi chùa hiện nay là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau, gồm ngôi chánh điện cùng các điện thờ: Thiên thủ thiên nhãn, Linh sơn Thánh mẫu, Diêu trì Kim mẫu, Ngũ hành Nương nương, Ngọc hoàng Thượng đế... Nhà tổ và giảng đường của chùa được trùng tu vào năm 1930.

Vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã tôn lên vẻ uy nghi của ngôi chùa.

Vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã tôn lên vẻ uy nghi của ngôi chùa.

Từ năm 1971 - 1993, chùa được xây thêm 220 bậc dẫn lên chùa, tam quan và chánh điện. Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa phải kể đến 9 con rồng lớn được đắp bằng các mảnh gốm sứ nhiều màu, đặt ở đầu đao trên mái và hướng về các phía. Trong chùa còn lưu giữ nhiều tranh, tượng, pháp khí, đồ thờ tự có giá trị và bộ Thập bát La hán, Thập điện Diêm vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng độc đáo, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển từ rất sớm. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá có niên đại được cho là vào khoảng cuối thế kỷ XVII, và một pho tượng Quan âm bằng gỗ của cây mít cổ thụ được trồng trong vườn chùa.

Từ xưa Châu Thới đã nổi tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, gắn với nhiều truyền thuyết. Sự linh thiêng ấy được biết đến với câu chuyện về hòn đá thần hay “ông Tà”. Chuyện kể rằng, năm 1971, khi sư trụ trì cho mở đường, xây bậc cấp từ chân núi lên chùa đã phải phá rất nhiều đá. Tới bậc thứ 170, có một tảng đá lớn chắn ngang đường. Những người thợ không thể di chuyển hay phá vỡ hòn đá được. Nghe chuyện, sư trụ trì yêu cầu giữ nguyên hòn đá vì cho rằng đây là vật trấn yểm, là “vị thần” giữ chùa. Hòn đá cứ nằm giữa đường như vậy cho đến nay. Sư trụ trì đã dùng sơn viết lên trên mấy chữ Hán: “Tà lão trung sơn”, tức “ông Tà giữa núi”. Người dân trong vùng gọi đây là “ông Tà” hay “hòn đá thần” và thờ cúng rất trang trọng.

Chùa Châu Thới Bình Dương – địa điểm du lịch tâm linh cực hấp dẫn.

Chùa Châu Thới Bình Dương – địa điểm du lịch tâm linh cực hấp dẫn.

Cùng chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa Châu Thới là một danh thắng, địa chỉ tâm linh luôn thu hút khách thập phương. Nơi này rất thuận tiện để du khách kết hợp tham quan các điểm đến khác như: Chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã tôn lên vẻ uy nghi của ngôi chùa. Đây được coi là nơi tụ hội linh khí của đất trời. Vào mùng 1 và ngày rằm, nhất là dịp lễ Tết, du khách khắp nơi tụ về đây rất đông để chiêm bái, cầu an. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, năm 1989 chùa Châu Thới đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm