Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/07/2023, 09:00 AM

Chứng ngộ (Phần 4)

Người khéo tu trên đường hành trì Đạo pháp luôn luôn tự hỏi và tự trả lời mình đã Chứng Ngộ đến mức độ nào ? Không vị minh sư hay thiện hữu nào có thể giúp mình trả lời câu hỏi này được vì lý do dễ hiểu Ai tu người ấy chứng.

2. Trường hợp điển hình: Chứng ngộ lý nhân quả (tiếp theo)

Chứng ngộ

Đây là mục tiêu cuối cùng, cứu cánh sự tu Đạo có hiệu năng quyết định giá trị toàn thể và tối hậu sự tu hành Đạo pháp. Theo ngôn từ thường nói tiếng ghép đôi Chứng trước Ngộ sau, không ai đảo ngược thành Ngộ Chứng. Quán sâu thì không có sự phân biệt trình tự trước sau. Lập luận thiên chấp vào trình tự trước sau dẫn giải rằng Có Chứng thì mới Ngộ, không có sự Ngộ rồi mới Chứng, giống như việc Ăn No, có Ăn thì mới No, không có sự No rồi mới Ăn. Thông đạt liễu nghĩa Nhất Như thì Chứng và Ngộ tương nhiếp tương dung, không thể đối chiếu với Ăn và No không có sự tương nhiếp tương dung.

Về mặt thực nghiệm nên có sự nhận định minh bạch khi dùng từ ngữ để diễn tả sự chuyển hóa tâm linh vốn là vô tướng như sau:

Hai anh em cùng cha cùng mẹ sống trong một gia đình khá giả, lúc nhỏ cùng được học hành, khi lớn lên tiếp xúc va chạm với đời càng nhiều thì mỗi người có một tâm trạng và ý nguyện khác nhau. Người anh nhìn vào hiện tại của mình nghĩ rằng gia đình mình có phước là nhờ tổ tiên đã gieo Nhân lành từ nhiều đời trước, cũng như ở đời hiện nay cha mẹ và cả bản thân mình cũng làm điều lành tránh điều dữ. Nhân lành gieo từ những đời trước nên được hưởng Quả phước ở đời hiện nay và Nhân lành tiếp tục gieo ở đời hiện nay sẽ dẫn đến Quả phước ở những đời sau. Cuộc sống có nhiều trường hợp bất như ý, hoạn nạn bất ngờ vì nhiều lý do Nhân vô thập toàn ai cũng không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Do đó có những Nhân dữ đã gieo ở những đời trước, tác nghiệp nên quả báo ứng hiện đời ở hiện nay, mình phải cam nhẫn trả nghiệp cho tiêu trừ hết cả ở đời hiện nay để đời sau không còn ưu phiền khổ não. Tin ở lý Nhân Quả có sự vận hành theo thời gian từ Quá khứ đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Tương lai một cách bình đẳng công bằng, mình phát tâm cam nhẫn như vậy để tâm được thêm an tịnh ở đời hiện nay.

Chứng ngộ (Phần 3)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người em cũng Chứng Ngộ lý Nhân Quả như anh nhưng quán sâu hơn: Lý Nhân Quả có sự vận hành diệu ứng, không phải chỉ có một chiều theo thời gian từ Quá khứ đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Tương lai mà ở cả hai chiều, thêm vào chiều ngược với thời gian nghĩa là từ Tương lai đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Quá khứ. Hơn nữa, sự diệu ứng của lý Nhân Quả còn vận hành từ cảnh giới này sang cảnh giới khác ở cả hai chiều, ví như con Người đang ở Nhân giới gieo Nhân lành đắc Quả phúc sẽ thăng tiến lên cảnh giới Chư Thiên tức cảnh Trời, ai gieo Nhân giữ thọ Quả tội sẽ đọa xuống cảnh giới Súc Sanh, Nga Quỷ...

Quán sâu lý Nhân Quả hơn anh, người em nhất tâm phát nguyện làm điều lành tránh điều dữ: Làm điều lành để vun bồi tăng trưởng Phúc căn đã gieo Nhân lành từ những đời trước và đã gieo Nhân lành ở Quá khứ trong đời nay; tránh điều dữ và sám hối tội lỗi đã gieo Nhân dữ từ những đời trước và trong đời hiện nay. Nếu sám hối chưa đủ đạo lực để tiêu trừ Tội căn trong đời quá khứ và đời hiện nay thì phát nguyện những đời sau kế tiếp vẫn kham nhẫn sám hối cho đến khi nào tận diệt không còn Tội căn.

Trường hợp người anh là Chứng đắc Sơ Ngộ lý Nhân Quả, trường hợp người em là Chứng nhập Đại Ngộ lý Nhân Quả. Khi nói tổng quát không chỉ một trường hợp cá biệt dành cho một người thường dùng danh xưng Chứng Ngộ, Giác Ngộ, Tỉnh Ngộ…không chú ý đến mức độ ít nhiều, một phần hay trọn vẹn, chỉ diễn ý sự vận hành tâm thức từ không thấy đến có thấy, từ vô minh đến trí tuệ, từ mê say đến bừng sáng...

Kết luận: 

Chứng ngộ là sự vận hành tâm thức của người tu Đạo, luôn luôn chuyển hóa di động không lúc nào đứng yên, vận hành ở cả hai chiều lên xuống, tới lui. Chỉ ngoại trừ một trường hợp là khi nào người hành trì Bồ-tát đạo đạt tới quả vị Bất thối chuyển có danh xưng là Bất thối Bồ-tát có nghĩa là không trở lui nữa, gần đến lúc viên mãn đạo quả Như Lai thành Phật.

Người khéo tu trên đường hành trì Đạo pháp luôn luôn tự hỏi và tự trả lời mình đã Chứng Ngộ đến mức độ nào ? Không vị minh sư hay thiện hữu nào có thể giúp mình trả lời câu hỏi này được vì lý do dễ hiểu Ai tu người ấy chứng.

Có câu thơ Khuyến tu nói về Chứng Ngộ:

Có Đi mới đến ai ơi! 

Không Đi sao Đến lẽ Trời đương nhiên.

Có Đi không Đến mới phiền,

Lầm đường lạc lối chớ nên coi thường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm