Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/04/2013, 09:27 AM

Chuột lạy Phật ở chùa Cái Bầu: Có thật hay trò đùa?

Cùng hòa vào dòng người về trong chuyến hành hương lễ phật cầu an đầu năm tại chùa Cái Bầu (thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). 

Trong số những Tăng Ni, phật tử và du khách thập phương đó, không ít người đến đây vì tò mò khi xem một đoạn clip trên mạng được đăng tải hình ảnh về một chú chuột ngày ngày đến đứng hai chân trước chính điện, chắp hai tay, liên tục vái lạy Phật.

Chuột chắp tay lạy Phật


Sau khi đăng tải đoạn clip "chuột lạy Phật" tại Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, các Tăng Ni, phật tử và du khách thập phương về đây để chứng kiến hiện tượng lạ lùng này.

Từ khi có chuyện chuột lạy Phật, dòng người đổ về chùa càng đông. Phía trước sân chùa một nhóm du khách đang vây quanh chiếc iPad, lướt nhanh qua thì thấy mọi người đang xem một đoạn clip đã được lan truyền từ trước tết trên mạng. Đó là một chú chuột nhắt không biết từ đâu đứng thẳng người trước cửa thiền viện, chắp tay vái lạy trong tiếng tụng kinh, niệm Phật ở chùa vang lên. Từ khi clip này được đưa lên mạng, lượng khách đổ về đây đông hơn so với những năm trước.

Trong số những du khách đứng xem, phần lớn những người khi chứng kiến sự việc đều không khỏi ngạc nhiên và "ngưỡng mộ" hành động quái lạ nhưng cũng khá thú vị của chú chuột "đắc đạo" này. Nhất là khi có người lấy quả táo đặt bên cạnh, nhưng chú chuột vẫn như chưa hề hay biết, vẫn chắp tay vái lạy liên tục.

Anh Nguyễn Hoài Nam, 37 tuổi ở Lê Chân, Hải Phòng cho biết: "Tôi là người làm ăn, buôn bán nên rất hay đi các chùa để cầu bình an, phúc đức. Sau việc chú chuột vái lạy ở Thiền viện Trúc Lâm, tôi đã quyết định đến để cầu may".

Anh Trần Hồng Lam, 28 tuổi, ở Quảng Ninh lại cho rằng: "Khi chưa biết rõ về hiện tượng này chúng ta hãy xem đó như là một hiện tượng thú vị chưa thể lý giải trong cuộc sống. Bởi người đăng clip này cũng là một người tu hành. Sư thầy Thích Châu Đạt. Hình ảnh "hiếm" lại ở một nơi tôn nghiêm như vậy, khiến ai chứng kiến cũng không khỏi giật mình sửng sốt".

 Chú chuột chắp hai tay lạy Phật. (Ảnh cắt từ clip)

Những người quét dọn ở khu chính điện thì cho rằng: "Chú chuột kỳ lạ này không biết sợ như những con chuột bình thường khác. Khi có người, thậm chí khắc tinh của chuột là mèo đến gần nhưng chú vẫn tỏ ra "bình thản" và cứ chắp tay lạy, lạy và lạy trong lúc tiếng kinh, tiếng mõ. Có thể chú chuột này đã được Phật pháp cảm hóa".

Ni sư Hạnh Nhã - Trụ trì chùa Cái Bầu lại khẳng định: "Để giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Trong khuôn viên nhà chùa không cho phép bán hàng, không có những hoạt động chèo kéo du khách hay hoạt động khác gây ảnh hưởng đến cửa Phật. Du khách đến chùa muốn dùng cơm chay hay tá túc tại đây sẽ không phải trả tiền. Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để cho du khách tùy tâm đóng góp. Nhà chùa cũng không cổ súy những sự việc mê tín, dị đoan. Nhà chùa hoan nghênh du khách thập phương tìm đến phật bằng tấm lòng thành chứ không nên vì sự tò mò".

Chuyện lạ hay trò đùa

Mặc dù câu chuyện đã xảy ra được một thời gian, nhưng câu chuyện về chú chuột vẫn được đồn đại rất nhiều. Tuy nhiên, có người cho rằng đây chỉ là một sản phẩm của trò đùa.

Anh Lê Văn Bốn, nhân viên làm việc tại công ty thuốc bảo vệ thực vật Vân Đồn thì khẳng định: "Clip này được đăng tải với một mục đích và nếu quan sát kỹ những hành động của chú chuột sẽ thấy giống như hành động của một thói quen đã được huấn luyện từ trước hoặc nó đã bị cho "cắn" thuốc lắc của đám dân chơi. Quan sát kỹ những hành động lạ của chú chuột trong clip, dường như nó đã bị dính thuốc Racumin (một loại thuốc diệt chuột). Khi ăn phải loại thuốc này, chuột sẽ bị vỡ hồng cầu trong máu, gây sốt rét khiến chuột phải tìm nơi có ánh sáng để sưởi ấm. Đồng thời, chuột sẽ co hai chân trước lên vì quá run lạnh, sau một khoảng thời gian thì chuột sẽ chết. Chắc hẳn ai đó đã trộn thuốc để đánh bả chuột và con chuột trên đã ăn phải bả", anh Bốn quả quyết.

Có người cũng cho rằng, có thể đây chỉ là một hiện tượng ngẫu nhiên như hiện tượng rắn trắng xuất hiện ở đền Trần (Nam Định). Khi đó có thể quay được khoảnh khắc đó mà biến tấu chúng thành những câu chuyện kỳ lạ. Cũng không thể loại trừ được khả năng đây là sản phẩm ghép hình trên máy vi tính?

Nhớ lại những năm gần đây, dư luận đã từng bị lừa bởi những hiện tượng kỳ dị như vào đầu năm 2010, người dân La Tiến, Phù Cừ (Hưng Yên) xôn xao về câu chuyện dưới gốc cây đa bỗng xuất hiện nhiều đốm trắng to bằng ngón tay cái mọc từ dưới đất lên, tựa mình vào rễ đa, đến buổi chiều thì nó to như quả chuối, sau đó nở thành những đài sen. Chuyện lạ này nhanh chóng đồn xa. Ngay ngày hôm sau, dòng người khắp trong và ngoài tỉnh đã tò mò kéo đến xem. Nhiều người đã sùng bái thả tiền lễ, khấn vái, cho rằng gốc đa và những "nải chuối" này mang yếu tố tâm linh. Trước tình trạng đó, sở Khoa học Công nghệ Hưng Yên, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với huyện Phù Cừ đến khảo sát, nghiên cứu và khẳng định rằng, đó chỉ là hiện tượng tự nhiên, không có gì kỳ lạ. Đó chỉ là những cây nấm có tên Latinh là "King Oyster Mushrom" (tức là nấm sò vua). Loại nấm này đã được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, chúng cũng được nuôi trồng ở nhiều địa phương, thường được gọi là "nấm đùi gà". Do các bụi nấm mọc từ dưới các rễ cây, bị các rễ cây chèn ngang nên chỉ phát triển theo một chiều có hình thù giống như nải chuối.

Vào đầu tháng 5/2012, dư luận lại rầm rộ thông tin tại đền Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức (Hải Phòng) xuất hiện loài hoa Ưu Đàm bà la (3000 năm mới nở một lần) nở trên chuông đồng. Sự kiện hy hữu này cũng thu hút hàng nghìn người hiếu kỳ về ngắm hoa Ưu Đàm nở. Tuy nhiên, theo PGS - TS Nguyễn Văn Vinh - Trưởng bộ môn Động vật không xương sống, khoa Sinh học trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội khẳng định đó là trứng của loài rệp sáp (có tên khoa học là Pseudococcus sp), nhiều địa phương còn gọi là rệp bông hay rệp sáp bông vì trên thân chúng thường có một lớp sáp màu trắng trông giống như những sợi bông không thấm nước. Xét về điều kiện tự nhiên và khí hậu ở đền Tràng Kênh hoàn toàn phù hợp với điện kiện sinh sống và phát triển của loài rệp này.

Đã có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ cũng được khoa học lý giải. Có thể hiện tượng chuột lạy Phật cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên hoặc là sản phẩm của công nghệ.

Ngôi chùa có bề dày lịch sử, văn hóa

Chùa Cái Bầu (hay còn gọi là Trúc Lâm Thiền viện) được xây dựng từ thời Trần, cách đây khoảng 700 năm. Đây là công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa lớn. Nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông, ví như cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thời nhà Trần. Với lợi thế về cảnh quan, chùa Cái Bầu là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương và các phật tử. Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Với vị trí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh.

Tác giả: Hoàng Thế Tào/Nguồn: Nguoiduatin.vn

Chú thích: Tiêu đề cũ: "Chuột lạy phật" hay chỉ "sản phẩm" của công nghệ?
*Tiêu đề đăng trên phatgiao.org.vn do BBT đặt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm