Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/09/2020, 13:41 PM

Chuyện chiếc ví và đồng tiền chân chính

Tới hơn 30 tuổi, tôi vẫn chưa biết dùng ví. Vật dụng xinh xắn bằng da và đủ kiểu dáng phong cách giá tiền có vẻ như không hợp với một người rất ít tiền vốn dùng mấy chiếc túi quần áo đã quá đủ.

Dời Đại Tòng Lâm nhớ đàn bồ câu bay rợp trời

Không hiểu sao trong đầu cứ nghĩ thậm vô lý rằng ví cùng nhẫn và các vật dụng đắt tiền thuộc về người giàu có.

Đến một ngày đẹp trời, tôi biết một anh bạn thương nhân chăm chỉ với cửa hàng nho nhỏ. Hàng hóa doanh thu không nhiều song cách mần ăn của anh khiến phải tôi nể: sáng sớm mở cửa, tối đóng cửa, trực trông coi và giao tiếp tử tế với khách hàng, chi li từng chút tươm tất từ vệ sinh cửa hàng đến trang phục hay nói năng tính toán... Anh làm việc cẩn trọng, nghiêm túc, đáng khen. Nhưng cách anh nâng niu những đồng tiền chân chính có được mới thú vị: từng tờ tiền được vuốt phẳng phiu dù có mệnh giá nhỏ nhất, cất vào chiếc ví cũ kỹ màu nâu ngay ngắn cẩn thận, rút ví ra lấy tiền hay cho vào túi cũng cẩn trong nốt. Không cần thuyết giảng, nhìn đã biết anh quý đồng tiền của chính mình làm ra như thế nào và trân trọng chúng ra sao. Anh ấy không hề giàu có, song có một chiếc ví cũ xinh xắn…Thông điệp từ chiếc ví và cách dùng của anh bạn rất rõ ràng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cà nướng - món chay ra phố

Bắt chước anh, tôi mua ví và dùng cho tới nay thành vật dụng thân thiết. Người ta nghĩ ra, thiết  kế, sản xuất chiếc ví thật hay, trong ấy có nhiều ngăn: chứng minh thư, giấy tờ tùy thân khác, thẻ tín dụng và những tờ tiền mồ hôi… Một dạo, cha nuôi của tôi tinh ý nhận ra chiếc ví, ông đặt hiệu ảnh có tiếng phục hồi một hình chân dung của ông kích thước vừa vặn cất vào ví, và tặng tôi. Ông mất đi sau đấy không lâu, nhưng chân dung người thanh niên nhân dáng đẹp, đầy ưu tư hồi những năm đầu thập kỷ 1950 thế kỷ trước, vẫn còn hoài trong ví, như ý của ông…

Chiếc ví xinh thay mấy lần, lúc nâu lúc đen, nhưng đều cỡ nho nhỏ. Từng tờ tiền ít ỏi có được tôi nâng niu phẵng phiu, chúng bị ẩm đem là khô hai mặt mới cho vào ví, dù chỉ một nghìn đồng. Có ví ý thức nâng niu trân trọng đồng tiền cao hơn, chú ý để dành tiền, chi tiêu tiết kiệm hơn.

Có biết bao kỷ niệm liên quan đến vật dụng nhỏ bé kia: những đồng tiền “to” 500.000 VNĐ hay đồng USD cất ở ngăn riêng  đầy ưu ái, những khoản nhuận bút nhận qua thẻ ATM cũng được cất theo cách lưu giữ kỷ niệm viết lách... Trong ví còn có đầu đọc USB, các thẻ nhớ, thẻ thư viện…

Bây giờ nhìn cánh tuổi teen sành điệu sử dụng nhiều thứ, từ ba lô thời trang đến dế xịn hay lap top, và chiếc ví thời trang rất đẹp, thấy các em đã có rất nhiều so với thời cũ của chúng tôi. Tiền học, tiền ăn quà, xe buýt, thẻ học sinh...cất hết trong ví các em. Thời ấy, chúng tôi không ai có ví!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm