Có phải trì chú Đại Bi thường bị phần âm theo không?
Người Phật tử phát tâm trì tụng thần chú Đại bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.
Hỏi: Thưa Sư, con được một người bạn hướng dẫn cho trì chú Đại Bi trong lúc con thấy bế tắc không lối thoát. Tuy nhiên, con đọc trên một diễn đàn thì con có thấy nói có một số người khi trì chú đại bi bị người âm theo và điều khiển một số hành động. Xin Sư cho con hỏi có phải thật thế không ạ và những trường hợp nào thì bị thế, khi bị thì xử lý thế nào ạ? Ngoài ra, con cũng nghe nói việc trì hay tụng kinh muốn được kết quả, thành tựu viên mãn phải có một vị thầy chú nguyện gia trì minh chứng. Vậy với những Phật tử bình thường như con có được trì chú không ạ và làm sao chúng con biết được kinh hay chú nào là thích hợp với mình. Con xin thành thật cảm ơn.
Đáp:
Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: “Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy chúng sanh, thì xin cho tôi có ngay ngàn tay và ngàn mắt.” Phát nguyện xong, hốt nhiên trái đất chấn động, hào quang phát ra từ chư Phật mười phương chiếu sáng thân Ngài, rồi ngàn tay và ngàn mắt tức khắc trang nghiêm thân tướng của Ngài. Tay thì có thể nâng đỡ, mắt thì có khả năng chiếu soi. Ngàn tay và ngàn mắt tượng trưng cho vô số thần thông và trí huệ.
Ý nghĩa của đại bi: Căn cứ câu: “Bi năng bạt khổ,” bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: “Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại Bi chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng.”
Trì tụng Đại Bi chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Đại Bi chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại Bi chú. Chớ có coi Đại Bi chú là tầm thường hay đơn giản. Quý Phật tử được nghe biết tên của thần chú lại còn được trì tụng thần chú với một lòng chí thành, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Lành thay cho quý Phật tử!
Nói về người ở cõi âm nhập xuất
Theo Sư thì người cõi âm là chúng sanh ở thế giới không hình bóng, người không phải người, không có mang thân, cũng là thân trung ấm, họ có những cuộc sống rất ngắn ngủi (trong một sát na), lúc nào cũng chờ đợi một hành trình đi theo nghiệp duyên mà tái sanh vào thế giới khác.
Theo giáo sư Minh Chi (Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí minh) thì người cõi âm có nhân duyên tiền kiếp đặc biệt khiến cho có sự giao cảm giữa người sống ở cõi người với những người đã chết, nhưng hiện đang sống ở một cõi sống khác, cao cấp hơn cõi người. Vì là thuộc một cõi sống cao cấp hơn, có quyền năng hơn chúng ta rất nhiều, cho nên họ có thể đến với chúng ta nhưng chúng ta không thể đến với họ đuợc. Họ có thể bày cho chúng ta cách thức làm như thế nào để họ giao tiếp với chúng ta. Nhưng đây là những trường hợp rất đặc biệt, giữa hai bên phải có những ân tình sâu sắc.
Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi nguời không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.
Theo các ý tưởng như trên, chúng ta đã biết chúng sanh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sanh theo nghiệp duyên, không có việc tái sanh bằng cách dựa dẫm thâm nhập vào người khác. Người tụng chú Đại Bi mà bị người cõi âm dựa dẫm thâm nhập, là vì người đó phát tâm trì tụng mà không có Thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt chánh niệm, không nhất quán với thời tụng kinh chú Đại Bi, nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn tâm loạn ý; hiện tượng này lâu ngày trở thành một thói quen, đến giờ tụng chú Đại Bi là có thiên ma quấy nhiễu, đối với người ít hiểu biết Phật pháp, người thế gian thì cho cho rằng người cõi âm hay "ơn trên, bề trên" xâm nhập, xưng Phật xưng trời với thế nhân là thế.
Lời khuyên cuối cùng: Hành giả tụng chú Đại Bi mà bị vướng mắc thiên ma quấy nhiễu (thiên ma lúc nào cũng tiên tri, tiên đoán, giả bộ giỏi hơn Phật) thì ngưng trì tụng chú Đại bi một thời gian cho đến khi nào không còn thiên ma quấy nhiễu thì tiếp tục trì tụng.
Người Phật tử phát tâm trì tụng thần chú Đại Bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm