Sự thật về người đàn ông giả Tu sĩ ăn thịt
Nhiều ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh một người trong hình ảnh tu sĩ, tự xưng là Đại đức Thích Tâm Phúc - Trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương - Củ Chi có nhận các loại thịt động vật...
Cẩn trọng với những người giả mạo, khoác áo nhà sư đi khất thực để xin tiền
Nguyên do là vì nhiều người thấy được sự kỳ lạ, không bình thường trước sự việc một ngôi chùa nhận thịt sống ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. HCM tiếp nhận các loại thịt động vật: Heo, cá, gà, vịt; thịt bò, trâu, dê, chó, cá sấu, hổ, sư tử, rùa...Ngôi chùa này có địa chỉ ở ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.
Theo quan sát của những người từng đến đây, ngoài việc bày trí rất nhiều tượng Phật, ngôi chùa này còn để thêm thần tài, ông địa…là những hình tượng không thuộc kiến trúc thiết trí của chùa Việt. Khu vực cổng chùa được gắn biển “Liên hiệp Hội từ thiện quốc tế - Chùa Hoằng Pháp Trung ương”. Đặc biệt bên trong chùa không có người tu hành chỉ có một phụ nữ lớn tuổi - nhận là mẹ của người tự xưng là Đại đức Thích Tâm Phúc. Bên trong chùa còn có nhiều tờ giấy A4 được ghi khá rõ về chi tiết về việc chùa nhận tất cả các loại thịt động vật khiến nhiều người nhìn thấy cảm thấy khó hiểu, thắc mắc...
Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TPHCM) cho biết, "trước đây chú Nguyễn Minh Phúc (ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) có đến chùa Hoằng Pháp, xin được ở lại chùa cũng như xin chùa giúp đỡ việc ăn học vì hoàn cảnh gia đình của chú Phúc khó khăn. Với tinh thần từ bi của đạo Phật, vì vậy chùa đã nhận chú Phúc vào chùa ăn học. Trong thời gian ở chùa Hoằng Pháp, chú Phúc có Quy Y Tam bảo, lấy pháp danh là Tịnh Phúc. Sau 3 - 4 năm chú Phúc trở về nhà, nhà chùa cũng không biết chú Phúc làm gì. Một thời gian sau, chú Phúc có nói là thăm một số chùa ở nhiều nơi, sau đó chú Phúc tự cạo đầu, tự mặc pháp phục của người xuất gia và tự đặt tên là Thích Tâm Phúc. Đồng thời chú Phúc còn tự nhận là trụ trì chùa Hoằng Pháp, tự in danh thiếp cho mình. Khi biết được sự việc, chùa Hoằng Pháp đã lên tiếng thì người này bày tỏ sự sám hối, đồng thời hứa sẽ không tái phạm".
Cần tỉnh giác trước những đối tượng giả danh "từ thiện" để lừa đảo
Thượng tọa Thích Chân Tính khẳng định vấn đề, không có xuất gia cho chú Nguyễn Minh Phúc, chú Phúc tự cao đầu, tự mặc pháp phục của người xuất gia và không phải là tu sĩ của Phật giáo.
Cũng thông qua đây, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng đề nghị Giáo hội địa phương và chính quyền địa phương cần xác thực và có biện pháp xử lý trước những hành động, phát ngôn của Nguyễn Minh Phúc (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. HCM) để không gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội.
Thượng tọa Thích An Thường - Ủy viên BTS GHPGVN TP.HCM, Phó Ban TT - Chánh thư ký BTS GHPGVN huyện Củ Chi cho biết, Nguyễn Minh Phúc là người ở địa phương, được Nhà nước hỗ trợ xây cho người mẹ của anh Phúc một ngôi nhà ở địa phương - chính là nơi tự xưng là chùa Hoằng Pháp. Còn anh Phúc sau một thời gian đi khỏi địa phương trở về, anh Phúc tự cạo đầu, tự xưng là người tu hành...Nếu anh Phúc thực sự là người xuất gia thì phải được sự đồng thuận của GHPGVN huyện Củ Chi hoặc ở quận, huyện nào đó chấp thuận, phải có giấy xuất gia, thọ giới...nhưng anh Phúc không có giấy tờ chứng minh.
"Năm 2014, chúng tôi đã có văn bản gửi phòng Nội vụ, gửi UBND huyện, Công an...rằng GHPGVN huyện không quản lý anh Nguyễn Minh Phúc và giao cho chính quyền quản lý. Tôi xin thay mặt cho Thường trực BTS GHPGVN huyện Củ Chi với vai trò Phó Ban TT - Chánh thư ký BTS GHPGVN huyện khẳng định không có chùa Hoằng Pháp Trung ương trên huyện Củ Chi như anh Nguyễn Tâm Phúc tự nhận, mong rằng chính quyền địa phương có biện pháp xử lý về trường hợp này, để không gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội", Thượng tọa nói.
Mời quý vị xem thêm video "Sự thật Thầy chùa ăn thịt chó Nguyễn Minh Phúc đã từng đi học và quy y tại chùa Hoằng Pháp":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Xem thêm