Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 11/06/2023, 14:25 PM

Cốt lõi của sự tu tập (Phần 4)

Toàn bộ công phu tu học của một Phật tử bất kể Tăng hay tục, có thể gói gọn trong ba phận sự đó là nghiên cứu kinh điển, vun bồi phước đức và tu tập Giới - Định - Tuệ.

Giữ tâm ý trong sạch (tu tâm dưỡng tánh) 

3- Các hạng hành giả giác ngộ nhờ tu tận thiền định và thiền tuệ

Trong kinh Tăng chi, ngài Ananda nói có bốn cách để tu tập đạt được Thánh quả A-la-

hán, trong đó có ba hạng hành giả như sau:

a) Hạng hành giả tu thiền định trước, rồi tu tập thiền tuệ.

b) Hạng hành giả tu thiền tuệ trước, rồi tu tập thiền định.

c) Hạng hành giả tu kết hợp song hành cả thiền định và thiền tuệ.

Cốt lõi của sự tu tập (Phần 3)

353045381_1480179786125553_5287736798144097023_n

Trong thực tế, hiện nay tại Myanmar (Miến Điện) và trên thế giới, có các thiền phái đang hướng dẫn tu tập tương ứng với các hạng hành giả trên. Cụ thể là:

- Thiền phái theo truyền thống của Thiền sư Pa-Auk Sayādaw hướng dẫn hạng hành giả thứ nhất tu thiền định đến khi đạt “An chỉ định" trước rồi dùng ánh sáng định tâm mà chuyển sang tu thiền tuệ.

- Thiền phái theo truyền thống của Thiền sư Mahāsi Sayādaw hướng dẫn hạng hành giả thứ hai chuyên tu thiền tuệ (thuần quán) với Sát-na định bằng cách ghi nhận, nhắc niệm các để mục thiền.

- Thiền phái theo truyền thống của Thiền sư Sayagyi U Ba Khin (do ngài S.N. Goenka phát triển) hướng dẫn thiền sinh tu thiền định và thiền tuệ song hành".

Như vậy, tùy vào căn duyên mỗi người mà hành giả thực hành thiền định hay thiền tuệ trước hoặc là định tuệ song tu trên bước đường tìm cầu chân lý. Tuy nhiên, tất cả các hành giả đều phải tu tập dựa trên đạo lộ Giới-Định-Tuệ Theo Đại kinh xóm ngựa, giới đức có chức năng chủ yếu ngăn ngừa các ác nghiệp qua thân, khẩu, giúp hành giả ly dục trên thân; định lực có thể chế ngự các phiền não, vọng niệm, giúp hành giả ly dục được trong tâm. Khi đã ly dục được trên cả thân lẫn tâm bằng giới và định, hành giả bắt đầu hành thiền tuệ, quan sát sự sinh diệt liên tục đang diễn ra trên thân tâm (bên trong và ngoài) mà thực chứng được bản chất của các pháp là vô thường, khổ não, vô ngã. Khi thấy các pháp đều không thật (tánh không, do duyên mà sinh, do duyên mà diệt, hành giả tự khắc sẽ buông bỏ sự dính mắc với các pháp, các phiền não sẽ tự tiêu vong. Như vậy, tuệ giải thoát phá bỏ vô minh, tâm giải thoát diệt trừ tham ái, hành giả an hưởng được hạnh phúc, an nhiên, tự tại, Niết-bàn vô điều kiện.

Để hành thiền tuệ thành công hành giả cần phải tu tập Tứ niệm xứ với sự hướng dẫn của những vị thầy uyên thăm về pháp học, thiện xão về pháp hành. Nếu là người tam nhân, với sự tinh tấn, chuyên cần và đủ các duyên lành, hành giả có thể phát sinh lần lượt mười sáu tầng tuệ minh sát", đắc các tầng Thành quả và nếm được hương vị giải thoát.

Kết luận

Toàn bộ công phu tu học của một Phật tử bất kể Tăng hay tục, có thể gói gọn trong ba phận sự đó là nghiên cứu kinh điển, vun bồi phước đức và tu tập Giới - Định - Tuệ. Pháp hành bỏ ác và làm thiện chính là tu dưỡng giới đức làm nền tảng vững chắc để hành giả tiến hành thanh lọc tâm hay tu tập thiền định, thiền tuệ tốt đẹp.

Thiền định chỉ giúp nội tâm tĩnh lặng tránh các phiền não tạm thời, tạo điều kiện thuận lợi để hành giả tiến tu thiền tuệ chứng nghiệm thực tánh các pháp, diệt tận mọi phiền não thành tựu Niết bàn rốt ráo. Như vậy, cốt lõi của việc tu tập chỉ là bỏ ác, làm thiện và tu tâm dưỡng tánh dựa trên nền tảng Giới - Định - Tuệ (Bát Chánh đạo) dẫn đến hạnh phúc giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm