Cuộc đời có thật sự khổ đau hay không?
Khổ đau là một thực tại không ai có thể chối cãi được, nhưng tính chất của nó vốn không cố định. Ta cần phải biết ơn khổ đau vì nó vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng lớn mạnh để ta có thể phát huy hết khả năng sẳn có nơi chính mình.
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
Người đã thật sự giác ngộ chỉ khổ thân chứ không khổ tâm. Bởi vì thân và tâm có mối tương quan mật thiết với nhau, do đó những nỗi khổ ở thân sẽ tác động đến nỗi khổ ở tâm nếu chúng ta không biết tu. Như thân đau nhức thì tâm trạng cảm thấy khó chịu, bực bội, dễ sinh ra nóng giận và hờn mát. Khi tâm chúng ta buồn phiền, lo lắng quá mức thì cơ thể uể oải, mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
Thông thường người ta hay dùng từ “khổ đau” để chỉ chung cho nỗi khổ niềm đau qua thân vật chất và tinh thần. Tuy nhiên chúng ta có thể biết rõ đau nhức là những gì khó chịu nơi thân và nỗi khổ tâm là ray rức, bực bội, tức tối và buồn phiền.
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn giàu mà không được cho nên họ khổ. Người giàu muốn giàu thêm do lòng tham lam, nhưng khi giàu có rồi lo sợ đủ thứ, sợ mất mát, sợ hao hụt, sợ trộm cắp, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng nên khổ. So ra, người giàu có nhiều nỗi khổ hơn vì phải tìm cách gìn giữ và phát triển thêm.
Nhiều người so đo rằng sao tôi cực khổ quá vậy, họ gộp chung cực với khổ trở lại thành một. Trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta phân biệt tính toán quá nhiều, rồi ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người giàu có, nên ta khổ.
Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì trách nhiệm, vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ niềm đau chỉ mong làm sao cứu người. Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi được từ xưa cho đến nay.
Cho nên thay vì than van “khổ quá” thì chúng ta hãy nên tìm ra nguyên nhân vì sao chúng ta đau khổ. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, mà ta phải luôn chịu sự tác động tương quan của chung quanh, từ bạn bè, gia đình đến xã hội và cả thế giới với muôn loài vật.
Đối với những mất mát quá lớn tất nhiên ta phải cần có thời gian mới chấp nhận và điều hòa trở lại bình thường được. Có nhiều người hay than vãn trời mưa cũng khổ, nắng quá lại than nóng khó chịu, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ… Chúng ta hay đổ thừa hoàn cảnh. Không ai có thể làm cho ta khổ được nếu ta biết được nguyên nhân của nó bằng hiểu biết đúng đắn.
Ngoài ra, chúng ta hãy nên thường xuyên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn, không trốn tránh cuộc sống và cũng đừng quá cầu mong sự an toàn, để rèn luyện sức kham nhẫn của ta. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được gia đình, người thân bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy, sẽ dễ dàng vấp ngã trước biến động của cuộc đời.
Đúng, khổ đau là một thực tại không ai có thể chối cãi được, nhưng tính chất của nó vốn không cố định. Suy cho cùng, ta cần phải biết ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh để ta có thể phát huy hết khả năng sẳn có nơi chính mình.
Nếu chúng ta không bị lạc đường trong đêm tối vô minh, ta sẽ khó biết mình sợ hãi đến mức nào, nếu không bị người khác xúc phạm ta sẽ khó biết mình nóng giận nhiều ai ít. Thông qua những chướng duyên nghịch cảnh của sự sống, ta mới thấy rõ những nỗi khổ niềm đau đã tìm ẩn sẵn bên ta bởi do cố chấp thân tâm này làm ngã.
Có rất nhiều loại nỗi khổ niềm đau, nhưng chúng xuất hiện và tồn tại lâu hay mau là do sự tham ái và chấp ngã mà ra. Càng chấp ngã nặng nề thì càng tham ái và bám víu vào đó mà có nhiều nỗi khổ niềm đau. Nhất là những người có nhan sắc xinh đẹp, dễ thương họ sẽ luyến ái bám chấp vào vẻ đẹp của thân thể, chính vì thế họ sẽ đau khổ gấp nhiều lần so với người bình thường.
Ai tham lam luyến ái nhiều thì sẽ rất sợ chết, họ lo lắng sợ hãi mỗi khi bị bệnh tật hoặc tai nạn. Người Phật tử chân chính thấm nhuần lời Phật dạy hiểu rõ thân tâm và hoàn cảnh mọi thứ đều duyên sinh, vô ngã, vô thường, không gì bền chắc và lâu dài, nên vui vẻ không tiếc nuối khi mình lâm trọng bệnh hoặc lúc sắp từ giã cõi đời.
Nỗi khổ niềm đau cũng dễ bị khuếch đại, làm gia tăng thêm bởi do sự “tưởng tượng quá mức” của con người. Tưởng tượng nhớ lại hình dung về những gì mình đã thấy nghe. Như một người bệnh không đến nỗi nào, nhưng vì sợ chết nên ngày đêm lo sợ, khiến cho người đó ăn không ngon, ngủ không yên, tinh thần mệt mỏi, bệnh tật càng trở nên trầm trọng hơn. Tất cả đều do sự “tưởng tượng” của con người mà ra.
Nỗi khổ do thiếu thốn về vật chất, hoặc sự vất vả nhọc nhằn thì ít, mà nỗi khổ niềm đau càng lớn là do tâm so sánh phân biệt, bởi nhận thức sai lầm, do chấp ngã thân tâm này là thật, do tưởng tượng như vậy ta càng thêm khổ não, bất an.
Chúng ta sống ở hoàn cảnh nào thì phải nương theo hoàn cảnh đó, người muốn ít biết đủ không tham cầu quá đáng sẽ chẳng phải lo sợ gì cả. Khi ta có xe đạp thì đi xe đạp, có xe máy thì đi xe máy, nếu không có xe thì đi bộ, cũng chẳng sao.
Chúng ta hay tiếc nuối tưởng nhớ về quá khứ, chúng ta hay mong cầu mơ tưởng đến tương lai, mà không biết bằng lòng với những gì đã có trong hiện tại. Vì quá khứ đã đi qua, còn tương lai thì chưa đến vậy mà ta cứ tiếc nuối và hy vọng cho nên khổ. Sướng khổ nhiều hay ít là do tâm, tức là sự khổ về tinh thần.
a-Khổ khổ
Nghĩa là khổ vì làm việc nhọc nhằn vất vả, khổ vì đói khát lạnh nóng, khổ vì bệnh tật, tai nạn, khổ vì chiến tranh, thiên tai, lũ lụt…. Đây là mức độ khổ thông thường mà ai cũng có thể cảm nhận được.
Khổ là chữ nói tắt, nói đầy đủ là chữ khổ đế, do dịch nghĩa chữ Dukkha mà ra. Nghĩa là khó chịu đựng, khó kham nhẫn. Nói rộng là những cái gì làm cho mình khó chịu, mình đau đớn như: ốm đau, đói khát, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi v.v.. Đế là một sự thật vững chắc, đúng đắn.
Khổ đế, là sự thật đúng đắn vững chắc, sự thật nầy nó rõ ràng, minh bạch không ai có thể chối cãi được. Sau đây, chúng ta hãy nghe đức Phật giải bày một cách tường tận, sâu sắc, tỉ mỉ về sự khổ đau của con người.
Theo lời Phật dạy sự khổ ở thế gian, thì vô cùng tận, có thể phân loại ra làm ba thứ khổ hay tám thứ khổ.
Cái khổ này chồng chất lên cái khổ kia, bản thân đã là đau khổ, mà hoàn cảnh chung quanh ta lại còn vô số các sự khổ khác cứ đè nặng trên đôi vai của con người gọi là "Khổ khổ". Đã là chúng sinh tức loài có tình thức, thì đương nhiên phải chịu nhiều khổ ải trong cuộc sống. Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắc lâu dài, mà trái lại rất mong manh, vì thở ra mà không thở vào coi như mạng sống đã chấm dứt. Chúng ta khát nước năm bảy ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu, bị tai nạn bất đắc kỳ tử là chuyển sang đời khác.
Đã là chúng sinh tất nhiên còn nhiều cái khổ khác chất chồng lên chúng ta, không sao tránh khỏi được như: bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng v.v... Chính vì thế nên gọi là "khổ khổ".
b-Hoại khổ
Tất cả mọi hiện tượng từ con người cho đến muôn loài vật trong bầu vũ vũ bao la này đều bị vô thường chi phối, con người thì sinh già bệnh chết không thể tồn tại mãi được cho nên khổ.
Con người dù có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế địa vị cao cả, giàu có sang trọng thậm chí một số người luyện trường sanh bất tử nhưng cuối cùng rồi ai cũng phải chết.
c-Hành khổ
Nghĩa là khổ vì duyên sinh, tức trạng thái khổ ở kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác không có ngày thôi dứt bởi do con người ngu si, mê muội chấp thân tâm này làm ngã nên mới chiếm hữu và bám víu.
Về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, biến hoại và hủy diệt còn về phương diện tinh thần, ta cũng không hề làm chủ bản thân, tự do tự tại được. Tâm tư ta thường bị vẫn đục bởi những dục vọng tham muốn thấp hèn dằn luôn lôi kéo và chi phối trong từng phút giây.
Tư tưởng ta luôn thay đổi biến chuyển hết nghĩ cái này đến suy tính cái kia nó cứ lăng xăng từ chuyện này sang chuyện khác, như khỉ vượn chuyền cành, không bao giờ dừng nghỉ.
Nếu xét sâu xa hơn nữa, ta thấy trong mỗi ý nghĩ, cử chỉ hành động của chúng ta. Ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, ta thích thứ kia, phần nhiều do thói quen chấp trước cho rằng cái hay suy tư nghĩ tưởng là ta. Tóm lại, ta không được tự do, ta bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, và sự tham muốn quá đáng đó là "Hành khổ".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Xem thêm