Dân làng Trung Quốc đòi nhà sưu tập Hà Lan trả lại nhục thân Thiền sư 1.000 năm tuổi
Nhờ công nghệ chụp cắt lớp, các nhà khoa học Hà Lan phát hiện xác ướp của một nhà tu hành bên trong bức tượng Phật có niên đại từ thế kỷ 11 hoặc 12 (thời Tống). Dư luận cho rằng có thể pho tượng nhục thân này đã bị mất tại làng Dương Xuân Trung Quốc và bán lại cho nhà sưu tập.
Erik Bruijn, một chuyên gia Phật giáo, dẫn đầu nhóm nghiên cứu Hà Lan về bức tượng thuộc sở hữu của trường Phật giáo Trung Quốc. Với máy chụp cắt lớp, họ có thể thấy rõ xác ướp, nhục thân nhà tu hành bên trong bức tượng, Livescience đưa tin.
Các nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng đây có thể là nhục thân một vị sư nổi tiếng và có ảnh hưởng tới mọi người trong thời kỳ ông sống. Sau khi ông qua đời, Phật tử thờ ông như một vị Phật.
Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta hoàn toàn không biết tới sự tồn tại của xác ướp. Bí mật chỉ lộ ra trong quá trình trùng tu bức tượng vào năm 1996. Ngày nay, công nghệ chụp cắt lớp mang tới cơ hội giải mã bí mật của xác ướp.
Ảnh từ máy chụp cho thấy nội tạng đã biến mất khỏi xác ướp. Tư thế của nhà tu hành giống tư thế bức tượng. Phần vỏ ngoài của tượng bằng gỗ và được sơn màu vàng. Công nghệ xác định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy bức tượng ra đời từ thế kỷ 11 hoặc 12. Sau khi rời Hà Lan, các nhà khoa học sẽ đưa bức tượng Phật tới thành phố Budapest, Hungary để trưng bày.
Tuy nhiên, chuyện chưa kết thúc:
Những người đại diện cho ngôi làng Dương Xuân, phía đông Trung Quốc, mới đây đã đến Hà Lan tham gia phiên tòa nhằm đòi lại bức tượng Phật có chứa xác ướp (còn gọi là nhục thân) 1.000 năm tuổi.
"Chúng tôi lớn lên với bức tượng này. Ngài đã luôn hiện hữu ở đó và là lãnh đạo tinh thần của chúng tôi. Vì vậy mang được bức tượng trở về là việc tối quan trọng", đại diện dân làng Dương Xuân Lâm Văn Thanh nói với Guardian. Ông là một trong 6 người từ ngôi làng nhỏ đến Hà Lan để tham dự phiên điều trần.
Sau 2 thập niên mất tích, bức tượng được gọi là "tộc trưởng Chương Công" xuất hiện trở lại tại buổi triển lãm Thế giới Xác ướp của bảo tàng lịch sử tự nhiên Budapest (Hungari) năm 2015.
Khi dùng máy quét bức tượng, các chuyên gia tìm thấy một bộ xương nằm bên trong, được cho là của một nhà sư Trung Quốc sống vào triều Tống cách đây gần 1.000 năm. Bức tượng sau đó đã được rút khỏi triển lãm.
"Có một mối liên hệ rất đặc biệt giữa dân làng và bức tượng này", luật sư Jan Holthuis nói với các thẩm phán. Tại phiên tòa, ngôi làng nhỏ Dương Xuân cáo buộc nhà sưu tầm Hà Lan Oscar van Overeem mua lại bức tượng Phật vốn bị đánh cắp tại Hong Kong vào năm 1996.
Ông Van Overeem nhắc lại trước tòa rằng ông đã trao đổi với một nhà sưu tầm Trung Quốc để có bức tượng vào năm 2015. "Tôi đã mua lại bức tượng và rất vui nếu nó có thể quay trở về quê nhà", ông nói và cho biết thêm rằng ông không biết danh tính của nhà sưu tầm mà ông đã trao đổi.
Ông Van Overeem cũng bác bỏ tuyên bố của luật sư Holthuis cho rằng ông là người buôn bán các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc và đã mua bức tượng từ năm 1996 tại Hong Kong, nơi tập trung nhiều cổ vật bị đánh cắp.
"Tôi là một kiến trúc sư và một nhà sưu tầm, nhưng tôi không phải một con buôn", ông van Overeem nói.
Nếu bức tượng được quay lại quê nhà thì đây sẽ là thành công đầu tiên trong việc trao trả di tích lịch sử Trung Quốc bằng biện pháp pháp lý. Trước đó, cổ vật và các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc bị thất lạc đều được trao trả lại bằng con đường ngoại giao.
Thẩm phán sẽ ra phán quyết quan trọng ra sao, xin quý vị xem phần 2 sẽ rõ chi tiết!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm