Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đến Rằm tháng Bảy rủ nhau về chùa...

Hôm nay mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về, biết bao người con Phật khắp nơi, đang hân hoan hội tụ về chùa, để tu tập đáp đền ân nghĩa, báo hiếu, báo ân. Lễ hội và truyền thống cao đẹp nầy đã có từ lâu, nên ông cha ta đã có nhiều câu thơ truyền dạy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật                                                                                                          
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Kính bạch Hòa thượng Viện chủ
Kính bạch Chư tôn đức tăng, ni    
                                                                                                                           
Kính thưa quý đồng hương phật tử
Anh đào tím nở ven đường khắp nẻo
Bên hông chùa thắm rộ Anh đào hoa
Mùa Vu Lan Thắng Hội cũng chan hòa 
Cho phật tử khắp nơi về báo hiếu 

Hôm nay mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về, biết bao người con Phật khắp nơi, đang hân hoan hội tụ về chùa, để tu tập đáp đền ân nghĩa, báo hiếu, báo ân. Lễ hội và truyền thống cao đẹp nầy đã có từ lâu, nên ông cha ta đã có nhiều câu thơ truyền dạy:          
                                                                                                                  
“Khôn ngoan nhờ ấm cha ông
Làm người phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ  
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”. 
                                                                                                                   
Đạo Nho đã dạy rằng:  “Thiên hữu tứ thời  xuân tại thủ. Nhân sanh bách hạnh, Hiếu vi tiên”.
 
Có nghĩa là: trời có bốn mùa, xuân là gốc; người sinh trăm nết, Hiếu đứng đầu. Mùa Vu Lan Báo hiếu đã trở thành nền Văn hóa Dân tộc Việt Nam, nên có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ:  
                                                                              
*“Dù ai buôn bán nơi đâu, 
Đến Rằm tháng bảy rủ nhau về chùa
Về chùa lòng sáng như trăng     
Dâng hương cầu nguyện siêu thăng cữu huyền”      
                                                                                                        
* “Mùa báo hiếu nhớ Cha công dưỡng dục
Hội Vu Lan tưởng Mẹ nghĩa sanh thành 
Giờ đây ta được nên danh  
Cảm thương cha mẹ ân lành khó quên”   
                                                                        
* “Nuôi con trút cạn thâm tình. Mới hay cha mẹ nuôi mình thế nao:

Nhớ ơn chín chữ cù lao.
    Bể sâu khó ví, trời cao khó bì”

Công ơn của Cha Mẹ sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: Công ơn của Cha Mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh bất tận, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “Miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”.

Đúng vậy! sự hy sinh của Cha, Mẹ thật là vô tận, với nhiều đời nhiều kiếp luân hồi sinh tử lộn quanh. Vì thế cho nên chúng ta không thể nào đền đáp công ơn ấy bằng phương tiện vật chất hữu hạn được. Hơn nữa kể từ vô thủy đến nay, chúng ta có biết bao nhiêu là Cha Mẹ, thì làm sao chỉ dùng những phương tiện vật chất để phụng dưỡng Cha Mẹ hiện tiền, mà có thể đền đáp thâm trọng ân ấy. Phật đã cho ví dụ là:    
                                                                                                     
Ví có người gặp cơn đói rét. Nuôi song thân dâng hết thân này 
Xương nghiền thịt nát phân thây. Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng... 
(Kinh Báo Ân)  
                                                                                                                   
Công ơn Cha Mẹ sinh ta ra và nuôi dưỡng tấm thân nầy, nhưng khôn lớn và hiểu rỏ được cuộc đời nẽo đạo, có được Pháp thân huệ mạng là nhờ ở Sư Trưởng (Thầy dạy), nhờ ở Xả Hội. Cho nên chúng ta phải lo Báo hiếu, Đền ân, Đáp nghĩa. Trong hiện tiền chúng ta phải biết thực hiện theo PHƯỚC BÁU nhân thiên:      
                                                                                    
1.Hiếu Dưỡng Cha Mẹ: Hiếu thảo và dưỡng nuôi Cha, Mẹ.                                                                                                    
Ngoài việc nuôi dưỡng, còn phải giúp cho Cha, Mẹ hiểu và quy y Tam bảo, biết tu tạo phước đức, đó mới chính là người con Chí hiếu.                  
 
2.Phụng Sự Sư Trưởng: Nghe lời và Phụng sự      
                                                                                               
Thầy dạy học, Thầy, Cô, Thiện Tri Thức  dạy đạo, hướng dẫn mình quy y Tam bảo, tu tập, mình phải phụng sự, nhớ ơn, đền ơn.      
                                                                                            
3.Từ Tâm Bất Sát: Có lòng Từ Bi không Sát sanh                                                                                                              
Ăn chay, không những không sát hại súc vật để nuôi thân, mà còn phải phóng sanh, thì sẽ được nhiều phước đức, ít bệnh hoạn và sống trường thọ.      
                                                                                                       
4. Tu Thập Thiện Nghiệp: Tu tạo mười điều lành
                                                                                         
Sẽ có được cuộc sống an lành, nhiều quý nhân ủng hộ và khi thác được sanh về cõi Trời. Đấy là những việc làm cụ thể vừa tu tạo phước đức, tạo hạnh phúc gia đình, vừa giúp cho xã hội được bình yên, góp phần tạo hòa bình nhân loại và tạo được sức mạnh tinh thần, có thể đánh tan được mọi âm mưu xâm lược, như thời Lý, Trần trong lịch sử nước ta, đã 3 lần đánh tan quân Nguyên, Mông. 

Hạnh hiếu là hạnh Phật, đạo hiếu là đạo Phật. Khi nói đến đạo đức tức chúng ta đã nói về đạo hiếu. Nghìn kinh muôn sách của thánh hiền lấy hiếu nghĩa làm đầu "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Một xã hội tốt, một quốc gia hùng cường, một thế giới an lạc và thanh bình phải được bắt đầu từ những con người tốt: biết tôn trọng giá trị đạo đức, thực hành hiếu đạo.

Với thực tế, tại Chùa của chúng ta, mỗi người con Phật thuần thành, phải lo tu tập, củng cố đạo tâm, giữ vững tinh thần đoàn kết, bao dung, thương yêu nhiều hơn nữa, bằng cách tôn trọng lẫn nhau, thấy điều tốt, “không rao lỗi tứ chúng”, không nghe và bàn, nói chuyện “thị phi”. Hãy giữ vững tinh thần của Kinh Pháp Hoa, vẫn mãi là những “Ông Trưởng Giả” để cho những “Chàng Cùng Tử” có cơ hội quay về với gia tài chánh pháp. Hầu Đạo Tràng Pháp Hoa chúng ta có đủ Đạo lực mà diệt trừ ma chướng, không cho những kẻ Tu danh, Tu lợi có cơ hội xen vào quấy nhiễu, để Vọng tưởng điên đão, Phân biệt, Chấp trước không còn phát khởi, cho lòng Từ Bi được mở rộng, Trí Huệ sáng soi, có như thế mới đánh tan được mọi mưu toan chiếm hữu và sự trục lợi cá nhân không còn hiện diện. Được như vậy Tăng già mới hòa hợp, Tứ chúng mới đồng tu an ổn, Già Lam mới hưng thạnh, Phật Pháp mới xương minh và Chùa Pháp Hoa của chúng ta mỗi ngày mới được phát triển. Đấy mới là sự Báo hiếu và Đền ân đáp nghĩa đúng với Bản hoài chư Phật, sự mong mỏi của các bậc Tiền bối hữu công và lòng khát ngưỡng của chư Phật Tử thuần thành trong hiện tại.

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, chúng con hân hạnh được thay mặt cho Đạo Tràng chùa Phap Hoa gồm: Ban Hộ Trì Tam Bảo, Đạo Tràng Bát Quan Trai, GĐPT Pháp Hoa, Các Ban ngành đang sinh hoạt tại chùa…Thành tâm đảnh lễ và Khánh Hạ Hòa Thượng Viện Chủ. Mừng tuổi Hạ của chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính chúc quý Ngài Pháp Thể Khinh An, Tuệ Đăng Thường Chiếu, để luôn là bóng cây che mát và hướng dẫn chúng con trên con đường giải thoát, giác ngộ. 

Kính chúc toàn thể quý Đồng hương Phật tử môt mùa Vu Lan nhiều ý nghĩa. Thân tâm thường an lạc, gia đình hạnh phúc, con cháu ngoan hiền và hướng về Tam bảo tu tập, để hiện tại được an lành và tương lai về được nơi tịnh cảnh.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bố Tát Ma Ha Tát  

Giáp Ngọ - 2014
Thích Viên Thành

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Xem thêm