Đeo tượng Phật, tượng Bồ-tát có bị quở trách không?
Rất nhiều Phật tử muốn đeo tượng Phật, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nhưng sợ như thế sẽ quở trách, vì Phật, Bồ-tát chỉ để lễ bái, tôn kính chứ không phải để làm trang sức, trang trí...
Đeo tượng Phật, tượng Bồ-tát có bị quở trách, tổn phước không?
Quan điểm “Phật và Bồ-tát chỉ để lễ bái và tôn kính chứ không nên trang trí hay trang sức” là đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tâm để hiểu rõ, phân định rạch ròi giữa trang trí và trưng bày (chỉ trưng, không thờ mà cũng không trang trí), giữa đeo đồ trang sức và mang các linh vật hộ mệnh trên người.
Nhiều người lo sợ đeo tượng Phật, tượng Bồ Tát có bị quở trách không?
Có không ít người, ngoài thờ Phật (trang trọng ở bàn-phòng thờ) họ còn thích trưng bày tượng Phật, treo tranh Bồ-tát ở một số vị trí mà họ xem là đắc ý và đắc địa. Lúc này, tôn tượng có thể toàn phần nhưng cũng có thể bán phần hoặc đặc tả cách điệu nghệ thuật (bàn tay, bàn chân, đôi mắt) mà thôi. Thoạt nhìn, ta có cảm tưởng như tranh tượng ấy chỉ thuần trang trí nhưng với chủ nhân thì lại hoàn toàn khác. Đó là trưng bày để được chiêm ngưỡng, hàng ngày ra vào lúc nào cũng được “gặp” Phật và Bồ-tát. Như vậy thì chủ nhân vẫn đang hàng ngày “lễ bái và tôn kính” Phật cùng Bồ-tát theo cách của riêng mình. Làm được điều này chỉ thêm phước mà thôi, không hề có việc nhận quả báo xấu.
Đeo tượng Phật, Bồ-tát trên người cũng vậy. Không phải ai đeo mặt dây chuyền cũng đều có duy nhất ý nghĩa là trang sức, làm đẹp. Có người đeo một kỷ vật của người thân (không quan tâm đến xấu, đẹp), có người đeo một linh vật (cốt để được phù hộ). Rất nhiều người đeo tượng Phật, Bồ-tát để được hộ mệnh, che chở mà không hề có ý nghĩa trang sức. Đeo tượng với tâm tôn kính, cảm nhận oai lực của Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi. Đức Phật luôn ở bên mình, gia hộ và nhắc mình sống thiện và làm lành thì là sao mà chịu quả báo xấu được.
Cho nên, phải xem sự dụng tâm của mình như thế nào mới biết về sau có phước quả tốt xấu ra sao. Nếu những ai sau khi quán sát tâm mình, thấy rõ mình không hề sử dụng tôn tượng Phật và Bồ-tát với mục đích trang trí và trang sức thì không có gì phải băn khoăn cả.
Vậy nên nếu bạn hết lòng mến mộ Đức Phật, với Bồ Tát thì việc đeo trang sức có tượng Phật Tổ hay Bồ Tát lại càng tốt, vì lúc đó bạn lúc nào cũng được nhắc nhở sống thiện, làm lành, sống tốt đời đẹp đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Xem thêm