Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/04/2022, 12:10 PM

Điều kiện để có Tâm từ (Phần 3)

Trải tâm từ - tâm thương yêu không hạn lượng – là một trong những phương cách thiền định của Phật giáo, thật ra là một kỹ năng: kỹ năng yêu thương. Đã là một kỹ năng, thì cũng như bao kỹ năng khác, cần phải trải qua một thời gian luyện tập để “tập thương” từ phạm vi nhỏ...

Dễ dàng cung dưỡng

Chúng ta cần nhớ rằng, bài kinh này dạy cho các đệ tử xuất gia, nên phẩm hạnh “dễ dàng cung dưỡng” được nêu ra ở đây như một trong những điều kiện cần thiết để phát khởi và nuôi dưỡng tâm từ. Theo truyền thống, người xuất gia sống bằng thức ăn khất thực do người cư gia phát tâm cúng dường. Pháp khất thực là phương pháp trao đổi để tạo sự gắn kết trong quan hệ cho - nhận giữa người xuất gia và người tại gia cư sĩ mà trong đó ai cũng có cái để cho, và ai cũng là người nhận.

Người xuất gia nhận vật thực, cho giáo pháp trong khi đó, người tại gia cho vật thực, nhận giáo pháp. Trong quá trình này, nếu người xuất gia dễ chịu trong việc nhận của cúng dường: cúng gì, nhận nấy mà không khởi tâm khen chê. Ai cho gì cũng hoan hỷ thì người cúng dường cũng thấy an tâm và hoan hỷ. Ngay trong nghĩa cử này, người xuất gia cũng đã thể hiện tình thương yêu đối với người cúng dường vật thực rồi và tình thương yêu này bắc chiếc cầu cảm thông sâu sắc để sự cho - nhận giáo pháp pháp diễn ra hiệu quả hơn.

Hiểu rõ mối tương quan giữa người và người trong cuộc sống để cùng tồn tại, nương vào nhau trong quan hệ cho - nhận để sống cho nhau và sống vì nhau, người xuất gia dễ dàng chấp nhận những thực phẩm và vật dụng thiết yếu được đem đến cho mình.

Thực hành thiền tâm từ, theo Đức Phật, là một việc làm cần được ưu tiên dành thời gian cho, vì nó giúp ta nuôi dưỡng tâm lành của mình, đồng thời góp phần kiến tạo một thế giới an bình.

Thực hành thiền tâm từ, theo Đức Phật, là một việc làm cần được ưu tiên dành thời gian cho, vì nó giúp ta nuôi dưỡng tâm lành của mình, đồng thời góp phần kiến tạo một thế giới an bình.

Đây là cách thể hiện cảm xúc một cách chừng mực của người tu, không hả hê vui mừng ra mặt với những gì vừa ý, cũng không sanh tâm phiền giận bất mãn một cách lộ liễu với những gì không ưa thích. Dễ dàng chấp nhận sự cúng dường từ Phật tử cư sĩ cũng là cách thể hiện lòng biết ơn thí chủ của người xuất gia. Một khi chấp nhận dễ dàng, ta không đặt nặng vấn đề ăn uống hoặc tiện nghi vật chất của cuộc sống, sao sao cũng được, chẳng hề bận lòng. Người như vậy mới có được nguồn yêu thương vô hạn dành cho người khác.

Ít phận sự

Tâm thương yêu vô hạn, vô phân biệt, bình đẳng không phải là vốn sẵn có ở trong mỗi người từ lúc mới sinh ra trên cuộc đời này. Nó cũng không phải tự dưng tràn ngập lòng ta để rồi muốn cho ai là ta cứ thế mà vốc ra cho bao nhiêu cũng được ! Trải tâm từ - tâm thương yêu không hạn lượng – là một trong những phương cách thiền định của Phật giáo, thật ra là một kỹ năng: kỹ năng yêu thương. Đã là một kỹ năng, thì cũng như bao kỹ năng khác, cần phải trải qua một thời gian luyện tập để “tập thương” từ phạm vi nhỏ, mở rộng tâm mình dần dần với nhiều đối tượng khác nhau.

Muốn dành tình thương cho ai đó, nhất thiết ta phải dành thời gian cho người đó chứ không thể nói suông mà được. Dành thời gian ở đây không có nghĩa là luôn có mặt bên đối tượng ta yêu thương, mà là có mặt đúng lúc người ấy cần. Bên cạnh đó, ta cần dành thời gian và năng lượng, dốc toàn tâm toàn ý làm tất cả các việc lành, từ tâm ý đến lời nói và hành động vì lợi ích và sự an lành của người ấy.

Để có thể làm được việc này, ta cần phải chiết một khoản trong “ngân hàng thời gian” để trải lòng thương yêu đến mọi người. Mỗi ngày, ai cũng có một tài khoản như nhau trong ngân hàng thời gian của mình là 86.400 giây và tài khoản này bị mất đi khi bước sang ngày mới. Tất cả thời gian cho những việc cần làm trong ngày đều lấy từ tài khoản thời gian này.

Do đó, nếu muốn dành nhiều thời gian để thực hành kỹ năng yêu thương theo lời Phật dạy, ta phải bớt thời gian dùng cho những công việc khác. Đức Phật cũng thường khuyên các đệ tử xuất gia của Ngài bớt đi những công việc không liên hệ đến mục đích tu tập giải thoát, những việc mà khi còn sống đời cư sĩ, ta đã làm nhiều rồi, để tập trung vào thực hành pháp. Thực hành thiền tâm từ, theo Đức Phật, là một việc làm cần được ưu tiên dành thời gian cho, vì nó giúp ta nuôi dưỡng tâm lành của mình, đồng thời góp phần kiến tạo một thế giới an bình. Chỉ có người ít phận sự mới có cơ hội thực hành kỹ năng yêu thương một cách hiệu quả.

Sống thanh đạm

Sống thanh đạm là người bạn đồng hành với các phẩm hạnh như biết hài lòng với hiện tại, dễ dàng cúng dường (yếu tố thứ 7 và thứ 8 được nêu ở trên), đồng thời là kết quả tất yếu từ việc thực hành các phẩm hạnh này. Sống thanh đạm là sống thong dong với việc sở hữu ít tài sản vật chất, ít lệ thuộc vào sự chi phối của những món tạm bợ, phù du này. Điều này cũng như bao phẩm chất đạo đức khác, nói thì dễ mà thực hành không dễ dàng tí nào, nhất là khi huân tập nó thành một nếp sống có tính ổn định, bền vững như một thói quen, một phần của cuộc sống.

Sống thanh đạm là sống bằng lòng với cuộc sống đơn giản, đủ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Thực tế, những gì ta cần để duy trì mạng sống và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mình ít lắm, ít hơn rất nhiều so với những gì chúng ta muốn. Người sống thanh đạm có khả năng làm chủ cảm xúc của mình, không chất chứa những gì không cần thiết khi ý thức rõ ràng những thứ này ràng buộc làm cho bước chân trên đường học đạo của mình càng nặng nề thêm.

Cái này có, cái kia có; cái này sanh, cái kia sanh là một quy luật muôn đời. Ta tạo ra của cải tài sản, ta sở hữu chúng thì chắc chắn ta có sự gắn bó, thích thú, chấp giữ chúng và sẽ làm nỗi ám ảnh nếu chỉ nghĩ đến lúc chúng hư hoại hoặc vì một lý do nào đó không còn ở với chúng ta nữa. Và khi sự thật diễn ra, một số hoặc tất cả những thứ này mất đi, ta chao đảo, bất an, mất thăng bằng và để cho nuối tiếc, phiền giận xâm chiếm tâm hồn.

Trải tâm từ - tâm thương yêu không hạn lượng – là một trong những phương cách thiền định của Phật giáo, thật ra là một kỹ năng: kỹ năng yêu thương.

Trải tâm từ - tâm thương yêu không hạn lượng – là một trong những phương cách thiền định của Phật giáo, thật ra là một kỹ năng: kỹ năng yêu thương.

Do đó, yêu thương thật sự không có chỗ trú ngụ trong một tâm thức chứa đầy các thuộc tính tâm lý tiêu cực ấy. Chỉ khi nào biết hài lòng với cuộc sống thanh đạm, ít để tâm, ít bị chi phối của tiền tài danh vọng thì ta mới có tình thương yêu rộng lớn để tưới tẩm tâm mình và trải tình thương ấy cho mọi người được.

Các căn thanh tịnh

Tình thương yêu không phải là một thứ trang sức đính kèm vào con người chúng ta mà đó là một chất liệu bên trong, hòa quyện để góp phần tạo nên con người mình. Chất liệu này chỉ có thể gom tụ lại thành một khối có sức mạnh khi tâm chúng ta an tịnh, trong sáng, không vẫn đục. Khi tâm an định, các căn gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý theo đó cũng thanh tịnh. Nước trong từ nguồn thì khi chảy ra thành sông, hồ, ao, rạch gì cũng trong lành như vậy.

Khi các căn thanh tịnh, tâm chúng ta có sự điềm tĩnh, có một nội lực vững chãi để tâm không bị lôi bên này, kéo bên kia vì sự hấp dẫn, quyến rũ của các pháp trần qua các cửa ngõ giác quan. Biên độ dao động của tâm đối với các pháp vừa ý và pháp không vừa ý cũng không lớn, bởi vì khi tâm có sự an định, tham (đối với pháp trần ưa thích) và sân (đối với pháp trần không ưa) không dễ dàng chi phối, sai sử chúng ta.

Một khi các căn thanh tịnh, trong trạng thái tĩnh lặng, tâm không hề bị dao động, không mệt mỏi, mà tràn đầy năng lượng để tập trung cho các kỹ năng tích cực như yêu thương. Đây là trạng thái tâm phù hợp nhất để có thể trải yêu thương đến người khác. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm