Đời người chỉ là nắm tro
Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên…Bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gửi xuống dòng sông.
Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.
Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp? Vì nắm tro mà tạo nghiệp! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá! Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốc quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.
Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì…hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.
Đời người như chiếc lá cuối thu
Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.
Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ hợp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.
Cảm thọ có ba:
Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.
Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.
Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.
Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui, lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chứ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.
Đời người như giọt sương mai, sống sao không hổ kiếp này
Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.
Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng.
Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, bảo đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.
Trích bài viết "Chỉ là một nắm tro"
Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm