Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/09/2021, 12:57 PM

Dòng sông tâm thức: Lăng Nghiêm (II)

Kinh Lăng Nghiêm cốt lõi là nói về tâm ngũ uẩn 12 xứ 18 giới 7 đại mà tu tập. Tìm hiểu bản thể của chúng. Tuệ giác là nhận ra được vô sanh, vạn pháp do tâm biến hiện không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành.

Giác ngộ áp vào 6 căn là gì?

dong-song-tam-thuc-lang-nghiem 3

Theo kinh Lăng Nghiêm Phật giảng về Tánh thấy tánh nghe là các tánh giác áp dụng vào 6 căn. Về tánh thấy, Phật bảo:

- A Nan nên biết! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối; nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt, lẽ ra chẳng thể thấy sáng. Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt lại, hư không tự thấy có liên quan gì chỗ nhập của ngươi? Vậy biết Nhãn Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

- Tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, (bổn giác vốn sáng tỏ là giác minh, phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thức), diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật. Vậy, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Nên biết hiện tiền địa, thủy, hỏa, phong và hư không gọi là Ngũ Ðại, támh chát viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt. (Quyển ba, HT. Thích Duy Lực dịch)

Từ Lục Nhập đến thập nhị xứ, mười tám giới cùng thất đại vốn vô sanh và tương quan lẫn nhau, Phật đã vạch rõ dòng tâm thức (lục căn, lục trần, lục thức cùng với địa, thủy, hoả, phong, không, kiến, thức đại) huyễn hóa như vậy, thì tánh giác (diệu tánh chơn như) đồng nghĩa với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng, tánh thức minh tri chơn thức. Biết được rõ ràng chơn thức nghĩa là bổn tánh vốn chơn minh, lìa năng sở đối đãi, thường hằng, hiển bày khắp mười phương, bao la như hư không vô tận.

Vậy ta hiểu thế nào về cái thấy và tánh thấy từ đó suy ra tánh nghe tánh biết của 6 căn rồi đến 12 xứ 18 giới 7 đại. Khi nhìn đối tượng căn mắt ta cần có đối tượng là ánh sáng vật phản xạ ánh sáng và não bộ để thức tạo ra và phần võ não để biết được cái thấy. Vậy cái thấy này chính là hoạt động não bộ của ý thức mà có. Đó chính là phần tự chứng phần của ý thức theo duy thức học. Nó cũng chính là Phật tánh của vạn vật vũ trụ nầy, còn gọi là awareness hay consciousness. Tức là căn tiếp xúc trần cảnh tạo ra thức biết consciousness hay awareness hay Phật tánh. Sau khi thức biết này có rồi, ta quán chiếu nó bằng thiền định tức là ta thoát ra khỏi cái tôi cái bản năng sinh tồn của mình mà tư duy và nhận ra nó bằng cảm nhận (recognize) trực giác là ta biết rằng, ta thấy rằng, ta đã thấy đối tượng đó bằng chính mắt ta. Cái nhận biết thứ hai này chính là Tánh thấy hay tánh giác áp vào căn mắt để thấy.

Dòng sông tâm thức: Thiền (I)

Theo Nguyên thủy là ta thiền Tứ Niệm Xứ thấy tâm ta có thấy đối tượng theo hình dáng màu sắc nó khởi lên tâm sở của ta nhận biết cái thấy đó. Đó chính là tánh thấy self-awareness of looking. Hiểu một cách khoa học ngày nay như trên chúng ta hiểu rõ tánh thấy tánh nghe tánh giác, như thế ta thoát ra khỏi cái thân ta nhìn vào con người của chính ta mà cảm nhận được biết rõ về 6 căn 12 xứ 18 giới 7 đại. Nguyên thủy giải thích quy trình tuệ giác theo 7 giác chi như sau: Con người có 2 mắt để thấy, nhưng tuệ giác là thấy biết của con mắt thứ ba. Đúng theo lập luận của khoa học ngày nay conscious thì có self aware tức là mắt thứ ba. Tiến trình đạt tuệ gồm có từ linh tánh đến trực giác tâm linh rồi thông và cuối cùng là tuệ giác. Tuệ giác bị che mờ bởi hai việc 5 triền cái và 5 kiết sử.

Triền cái là che mờ, kiết sử là trói buộc. 5 triền cái là tham, sân, nghi, hôn trầm thụy miên, trạo hối. Còn 5 kiết sử trói buộc là: tham sân nghi giới cấm thủ, thân kiết. Như vậy muốn có tuệ giác thì phải xuyên thủng 5 triền cái và 5 kiết sử đó bằng hai việc. 1 là phương pháp khai thị là học tập tư duy Phật pháp. 2 là phương pháp thực hành tu tập. Nếu chỉ thực hành mà không khai thị trước thì dễ bỏ ngang giữa đường và không tinh tấn. Khai thị mà không thực hành thì coi như bỏ không tu. Nhờ khai thi học lý thuyết mà ta có thể thực hành thiền quán và thiền định mà đạt tuệ giác.

Trong phương pháp thực hành gồm có hai cách: quán chiếu thân tâm và dụng công thiền định. Kinh dạy không nói rõ như khoa học ngày nay mà chỉ nói về tâm, chúng ta phải hiểu tâm đó là ý thức là conscious. Tâm đó do đối cảnh tức là có đối tượng mới sinh ra tức là căn áp với trần cảnh sinh ra thức. Vì trần cảnh mình không thay đổi được, nên tu là quán chiếu để thay đổi thức. Kinh dạy thay đổi thức bằng quán chiếu thay đổi nhận thức, cho dù đối cảnh không thể thay đổi nên bằng cách biến thức thành trí.

Tương tự như khoa học ngày nay chúng ta quán chiếu tư duy thực hành làm sao từ conscious ra được self-aware để có một tuệ giác mới. Kinh dạy rằng ta diệt bỏ kiết sử và triền cái rồi đạt đến thông và tuệ. Muốn được như vậy ta phải chiến đấu diệt vô minh, dục, chấp thủ, phiền não bằng thất bồ đề phần tức là thất giác chi. Trong đó Tứ niệm xứ quán là điều căn bản. Kinh Vi diệu Pháp dạy kỹ về tâm và tâm sở rất chi tiết để chỉ dẫn chúng ta quán chiếu tâm. Thật ra là tư duy của ý thức ta để nhận được self-awareness từ trong ý thức mà có. Khoa học ngày nay dạy rằng muốn có nó thì phải có kiến thức học hỏi Phật pháp tức là chánh tri kiến của Nguyên thủy. Muốn nhận ra bản thể thì từ hình tướng hiện tượng mà suy luận ra được.

Trong khi Đại thừa thì cho rằng chân tâm chân như đã có sẵn không cần phải học tập mới có được của Thiền tông. Nguyên thủy dạy rằng trong lúc ta chưa đạt tuệ giác, có khi ta phải quán chiếu đi đứng nằm ngồi của than, rồi quán chiếu trong công việc đang làm, người đối diện và tự quán chiếu chính mình, rồi tọa thiền Tứ niệm xứ quán tâm và nghiệp. Lấy ý dẫn đầu các pháp tức là quán chiếu để thay đổi nhận thức chứ không thay đổi đối cảnh. Vì đối cảnh có hình tướng tánh chất và bản thể cần quán chiếu để hiểu rõ liên hệ nó tạo nghiệp mà tu tập. Việc này rất phù hợp khoa học ngày nay là muốn có self-aware thì chỉ có từ ý thức conscious mà có tức là dùng quán chiếu mà có chứ không có từ bên ngoài lấy vào.

Tâm là gì?

dong-song-tam-thuc-lang-nghiem 3

Rất nhiều người cho rằng chữ Tâm có được sau khi Duy thức ra đời đó là tâm thức. Nhưng theo Nguyên thủy tâm có trong kinh Vi diệu Pháp với tâm và tâm sở. Rồi kinh Hoa nghiêm là kinh đức Phật giảng đầu tiên cho Bồ Tát chư thiên sau khi đắc đạo là nói về tâm. Duy thức thì tâm vương và tâm sở chân tâm và vọng tâm. Đến kinh Lăng nghiêm tâm được nói đến như là mấu chốt của kinh vì kết luận của vạn pháp do tâm biến hiện. Vậy tâm là gì? Phật dạy kinh Lăng Nghiêm về phá chấp tâm ở trong thân:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sanh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.

Phật bảo:

- A Nan! Nay ngươi ngồi trong giảng đường của Như Lai, nhìn thấy rừng Kỳ Đà ở chỗ nào?

- Bạch Thế Tôn! Giảng đường rộng rãi thanh tịnh này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.

- A Nan! Bây giờ ngươi ở trong giảng đường trước tiên thấy gì?

- Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.

- A Nan! Ngươi thấy rừng cây, do nhân nào được thấy?

- Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường mở trống nên con ở trong thấy suốt bên ngoài.

Phật bảo A Nan:

- Như ngươi vừa nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; mà có chúng sanh nào ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài chăng?

- Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai, lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.

- A Nan! Ngươi cũng như vậy, linh tâm của ngươi tất cả sáng tỏ, nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ngươi thật ở trong thân thì trước tiên phải thấy rõ trong thân. Vậy có chúng sanh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dẫu chẳng thấy được tim, gan, tỳ, vị, thì các chỗ: móng ra, tóc dài, gân chuyển cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn chẳng thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Cho nên ngươi nói "Cái tâm giác tri trụ ở trong thân" là chẳng đúng. (Tự tánh bất nhị, vốn chẳng có nghĩa đúng và chẳng đúng, chỉ vì trị bệnh chấp thật nên nói chẳng đúng).

Dòng sông tâm thức: Thiền (II)

Phá chấp tâm ở ngoài thân

A Nan cúi đầu bạch Phật:

- Con nghe lời dạy của Như Lai, ngộ được tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sang trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật chẳng sai ư?

Phật bảo A Nan:

- Các Tỳ Kheo vừa theo ta khất thực trong thành rồi trở về rừng Kỳ Đà. Ta đã thọ trai xong, ngươi thử nghĩ, trong số Tỳ Kheo, chỉ một người ăn mà các vị khác được no chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ! Tại sao? Dù các Tỳ Kheo đều là bậc A La Hán, nhưng cơ thể chẳng đồng, đâu thể một người ăn mà khiến cả chúng đều no.

- A Nan! Nếu tâm giác tri của ngươi thật ở ngoài thân thì trong ngoài khác nhau, chẳng có liên quan, hễ tâm biết thì thân chẳng biết, thân biết thì tâm chẳng biết. Nay ta đưa tay cho ngươi xem, trong lúc mắt thấy, tâm ngươi biết được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Vâng biết.

- A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì sao lại nói tâm ở ngoài thân? Nên biết, ngươi nói "tâm giác tri trụ ở ngoài thân" là chẳng đúng.

Phá chấp tâm ẩn núp sau con mắt

- Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, chẳng thấy bên trong nên chẳng ở trong thân; thân tâm cùng biết một lượt chẳng thể rời nhau nên chẳng ở ngoài thân, nay con thiết nghĩ tâm ở một chỗ.

- Ở chỗ nào?

- Tâm giác tri này đã chẳng biết trong mà thấy bên ngoài, theo con nghĩ là nó ẩn núp sau con mắt. Ví như có người lấy chén lưu ly úp vào hai mắt (ngày nay có thể nói là đeo kính), tuy có vật úp ở ngoài mà chẳng ngại nhãn căn, tùy sự thấy liền phân biệt được. Tâm giác tri của con chẳng thấy bên trong vì ở nơi con mắt, thấy rõ ràng bên ngoài vì ẩn núp sau con mắt.

Phật bảo A Nan:

- Theo lời ngươi nói, tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly, vậy thì lúc thấy núi sông, mắt thấy chén lưu ly chăng?

- Bạch Thế Tôn! Thật thấy chén lưu ly.

- A Nan, con mắt núp sau chén lưu ly thì thấy được chén lưu ly; còn tâm núp sau con mắt sao chẳng thấy mắt? Dù cho là thấy mắt, mắt tức là cảnh, cảnh làm sao thấy cảnh? Nếu chẳng thấy mắt thì ngươi nói "Tâm giác tri ẩn núp sau con mắt" là chẳng đúng.

 Phá chấp tâm ở chính giữa

- Bạch Thế Tôn! Khi Phật với Văn Thù và các Pháp Vương Tử luận về thật tướng, con cũng nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ, vì chẳng biết trong nên chẳng phải ở trong, thân tâm cùng biết một lượt nên chẳng phải ở ngoài, nay cùng biết một lượt mà chẳng thấy bên trong, tất phải ở giữa.

- Ngươi nói "ở giữa" thì cái chính giữa ấy phải rõ ràng, chẳng phải không chỗ. Theo ngươi suy xét, giữa ở chỗ nào? Ở nơi xứ (12 xứ, gồm cả lục căn, lục trần) hay ở nơi thân?

- Nếu ở nơi thân, nơi ngoài da thì chẳng phải là giữa; ở giữa thì đồng như ở trong. Nếu ở nơi xứ, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì đồng như không có; nếu có thể nêu ra lại chẳng định được chỗ nào. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thể giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.

A Nan thưa:

- Con nói "chính giữa" chẳng phải hai thứ này. Như Thế Tôn nói: Nhãn căn và sắc trần duyên nhau sanh ra nhãn thức. Nhãn căn phân biệt, sắc trần vô tri, thức sanh nơi giữa, tức là tâm vậy.

Phật bảo:

- Nếu tâm ngươi ở giữa căn trần, vậy tâm thể này gồm cả hai hay chẳng gồm? Nếu gồm cả hai thì vật và thể xen lộn, vật thì vô tri, thể thì có biết, thành hai thứ đối địch, lấy gì làm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa? Nên biết ngươi nói "Tâm ở chính giữa" là chẳng đúng.

Phá chấp "tất cả vô truớc" là tâm

- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con thấy Phật với bốn đại đệ tử (Mục Kiền Liên,Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất) cùng chuyển pháp luân, thường nói"cái tâm giác tri chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở giữa, chẳng ở chỗ nào cả, tất cả vô trước gọi là tâm". Vậy con vô trước, được gọi là tâm chăng?

Phật bảo A Nan:

- Ngươi nói cái tâm giác tri chẳng ở chỗ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi vô trước đó, là có hay không? Không thì đồng như lông rùa sừng thỏ, nói gì vô trước? Nếu có sự vô trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì còn nói gì vô trước? Nên biết, nói "Tất cả vô trước gọi là tâm giác tri" là chẳng đúng.

Vì tánh chất bất nhị nên tâm không có chỗ nào định vị cả vì nó chỉ là thức mà thôi là tâm thức.

Ngũ uẩn vô sanh

dong-song-tam-thuc-lang-nghiem 4

Dòng sông tâm thức: Thiền (III)

Các pháp chẳng tự sanh, cũng chẳng phải tha sanh, chẳng cộng chẳng vô nhân, cho nên nói là vô sanh: trung luận. Vạn pháp vốn vô sanh. Vạn pháp do tâm mà hiện hữu vì tâm đây là tâm thức. Duy thức ra đời kết luận tam giới duy tâm vạn pháp duy thức. Thức cho nó cái tên dựa hình tướng mà cho nó hiện hữu . Vậy thức làm nó hiện hữu thì nó không thật. Đã không thật thì làm gì có sanh có diệt. Làm gì có tự nhiên mà có, làm gì do duyên mà có. Nhưng khi nó hiện hữu rồi thì nó vận hành theo duyên tụ hay duyên diệt.  

Kinh Lăng Nghiêm là kết quả của Duy thức mà hiện hữu. Hay ngược lại nó có nên duy thức mới ra đời. Tất cả kinh nói về duy thức là Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Lăng già.Tại sao vạn pháp do tâm biến hiện mà không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành? Vì nó là tâm thức biến hiện là duy thức mà có. Kinh Lăng nghiêm có phẩm 25 vị Bồ Tát nói lên đường lối tu tập của chính mình đến đắc thành quả vị Bồ Tát. Lấy 6 căn 6 trần 6 thức, 7 đại mà tu tập thành 25. Cuối cùng là 50 loại ấm ma tức là ma chướng cản trở 5 uẩn, mỗi uẩn có 10 loại ma chướng. Kinh Lăng nghiêm có phẩm 6 nút thắc mở của trần cảnh và 5 uẩn diễn tả bởi sinh diệt. Nút buộc là sinh diệt, mở là vô sanh vô diệt, 5 uẩn và trần cảnh mở là phá trừ hết vọng thì chân hiện tỏ bày chứng đắc rốt ráo viên thông.

Kết luận

Kinh Lăng Nghiêm cốt lõi là nói về tâm ngũ uẩn 12 xứ 18 giới 7 đại mà tu tập. Tìm hiểu bản thể của chúng. Tuệ giác là nhận ra được vô sanh, vạn pháp do tâm biến hiện không tự nhiên mà có và không do duyên mà thành. Tất cả do thức tâm biến hiện. Với danh từ hán việt rất trừu tượng khó hiểu, chúng ta nghiên cứu kinh qua khoa học ngày nay để ngộ đạo tuệ giác bằng ý thức của não bộ. Duy thức luận áp dụng vào kinh để trực nhận được bản thể của vạn pháp. Tánh giác diệu minh bản giác minh diệu là cốt lỏi của kinh Lăng Nghiêm. Để đạt được tánh giác này theo Nguyên thủy là vén bỏ triền cái và kiết sử, quán chiếu thông rồi đến tuệ giác. Khi quán chiếu thì áp dụng phương pháp khai thị trước rồi thực hành sau.  Phải hiểu nguyên tắc của duy thức là căn tiếp xúc trần cảnh tạo ra thức còn gọi là tâm nên gọi là đối cảnh sanh tâm. Nguyên thủy lấy thất bồ đề phần mà tuệ giác chánh tri kiến. Đại thừa tu theo Lăng Nghiêm kinh là ngộ vô sanh pháp nhẫn, đạt tánh thấy tánh nghe tánh biết tánh giác áp dụng với 6 căn 6 trần 6 thức 7 đại. Hiểu theo khoa học ngày nay chúng ta biết được ý thức conscious còn có self-aware của não bộ ta biết cái biết thứ hai sau cái biết của ý thức. Biết thứ hai đó là trực giác tâm linh. Khoa học xác định chúng ta có cái biết thứ hai này. Nhưng khoa học không chỉ cho chúng ta cách để xử dụng nó, làm cho nó hiện hữu. Họ chỉ chứng nhận nếu chúng ta nghiên cứu học hỏi thì tự nhiên cái biết thứ hai nầy hiện hữu. Điều nầy chứng minh logic là cần học tập Phật pháp kinh luận để giác ngộ.

Tóm lại muốn giác ngộ là phải quán chiếu cảm nhận (recognize) những Phật pháp đã học tập thành chủng tử cấy vào tàng thức. Kinh Lăng Nghiêm chủ yếu là trì chú Lăng Nghiêm vì chú Lăng nghiêm có lực rất mạnh với rất nhiều người có lòng tin trì chú hộ niệm. Đạo Phật có câu thành Phật có Pháp Hoa, khai tuệ có Lăng Nghiêm, nên chủ yếu khai tuệ giác và trì chú diệt ma cảnh. Trì chú Lăng Nghiêm có 5 tác dụng: Tức tai Pháp là giải trừ tai ương, Hàng phục pháp là làm hàng phục ngoại đạo ma cảnh,Tăng ích pháp là tăng trưởng lợi ích, Thành tựu pháp là giúp cho thành tựu, Câu triệu pháp là pháp thâu tóm về, thâu tóm thiên ma ngoại đạo.

Lăng Nghiêm gồm có: Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: “Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng” (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh. 50 ấm ma của 5 uẩn. 25 vị Bồ Tát đắc đạo. Trì chú kinh phải có tâm chánh định lòng thành ý. Lăng nghiêm mà không còn thì Phật giáo diệt vong. Giới định tuệ là kết luận của bài viết này.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tham khảo:  

- Cốt tủy của kinh Lăng Nghiêm – Phổ Nguyệt – Thư viện Hoa sen.

- Tuệ giác qua Thất bồ đề Phần - Thích trí Huệ - Youtube.

- Does Self-Awareness Require a Complex Brain? - Scientific American - By Ferris Jabr on August 22, 2012.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm