Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài

Phận dâu con phải làm sao để giữ cho ngọn lửa gia đình chồng được êm ấm, hạnh phúc; làm sao để duy trì, bảo trì ngọn lửa đúng cách, không đem “lửa” bên ngoài vào nhà và cũng không để “lửa” trong nhà lọt ra bên ngoài như thế thì gia đình mới êm ấm.

Audio

Trong ngày Visakha (vị nữ cư sĩ hộ pháp hàng đầu thời Đức Phật) xuất giá về nhà chồng, Dhanancaya, cha của Visakha đã kêu nàng lại nhắn nhủ con gái mấy điều về cách cư xử và ăn ở bên phía nhà chồng:

- Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài,

- Đừng mang lửa bên ngoài vào nhà,

- Chỉ những ai trả nợ mới cho vay mượn,

- Những ai không trả nợ thì không cho vay mượn,

- Cho bà con, họ hàng, bạn bè gặp khó khăn vay dù họ trả hay không trả,

- Ngồi đúng phép,

- Ăn ngon,

- Ngủ kỹ,

- Chăm sóc ngọn lửa gia đình (cha mẹ chồng),

- Tôn kính lễ bái gia thần (tức là cha chồng và chồng).

Trong lúc Visakha đang nghe lời cha dặn dò thì ở phòng bên cạnh, Migara, cha chồng của Visakha (đến để rước dâu) cũng nghe lén được những lời hai cha con nói chuyện. Ngôn từ mà Dhanancaya dùng để dạy con gái thì cũng chỉ có Visakha hiểu, cha chồng nghe thì hiểu lầm, từ đó trong lòng đã để bụng và không thích cô con dâu, nhưng cũng không nói ra vì nể mặt phía gia đình con dâu.

Rước dâu về, Migara đãi đằng khách khứa suốt tuần lễ và mời rất đông đạo sỹ lõa thể phái Ni Kiền Tử đến tham dự, vì ông ta là tín đồ thuần thành của giáo phái này. Ông ta kêu Visakha đến đảnh lễ các “A la hán”. Visakha, đã chứng quả Nhập lưu lúc lên bảy tuổi khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vừa nghe đến từ A la hán thì hớn hở vui mừng đi đến để đảnh lễ các “A la hán”, nhưng khi đến nơi nàng thấy toàn là các đạo sĩ lõa thể liền nói “Những người không biết xấu hổ này mà gọi là A la hán à! Thật đáng xấu hổ” và bỏ đi, không hiểu tại sao cha chồng lại kêu cô đảnh lễ những người lõa thể như vậy. Các đạo sĩ tức giận trước thái độ và cách cư xử của Visakha, nên bảo Migara hãy kiếm cô con dâu khác và đuổi Visakha đi. Migara không thể đuổi cô con dâu danh giá nên đành an ủi các đạo sĩ.

Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài

Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài

Từ ngày về nhà chồng, Visakha luôn làm tròn bổn phận dâu con, hầu hạ cha mẹ chồng, chăm sóc gia đình chồng chu đáo, quản lý gia nhân và quán xuyến công việc êm xuôi. Một ngày nọ, cha chồng bực tức do hiểu lầm câu nói của Visakha (Cha chồng con chỉ ăn thức ăn cũ, ý Visakha là cha chồng cô chỉ biết hưởng phước do tiền kiếp để lại chứ không biết tạo phước thiện trong đời hiện tại) nên đuổi Visakha đi, nhưng Visakha khôn khéo xin cha chồng cho vời người tới phân xử đúng sai. Được dịp, trước mặt mọi người, Migara ‘xổ’ luôn chuyện ông để bụng bấy lâu nay, rằng cha con Visakha ích kỷ, ngọn lửa cũng không cho người khác, rằng con gái về nhà chồng mà bảo con lo ăn ngon ngủ kỹ… Visakha giải thích tận tường tất cả, rằng “lửa” mà cha cô nói không phải là ngọn lửa thông thường mà đó là những va chạm, những lời vào tiếng ra phía bên nhà chồng, thì không nên để truyền ra ngoài cho đám gia nhân biết, còn “lửa” bên ngoài đó là những lời chỉ trích, những chuyện bàn tán của đám gia nhân, thì cũng không nên đem vào kể cho cha mẹ chồng và người trong nhà hay, ăn ngon mà cha cô nói là không ăn trước cha mẹ chồng và chồng, đứng hầu một bên khi cha mẹ chồng ăn, ngủ kỹ là quán xuyến công việc nên phải ngủ sau chồng và thức dậy sớm để chuẩn bị chu đáo cho chồng và cha mẹ chồng,…

Sau khi nghe giải thích, cha chồng xin lỗi vì đã hiểu lầm và trách lầm cô con dâu ngoan hiền. Được nước, Visakha  “đòi” ra khỏi nhà và chỉ ở lại với điều kiện là gia đình chồng phải đồng ý cho nàng thỉnh Phật và chúng tăng về nhà cúng dường. Chính nhờ sự khéo léo của Visakha mà hai cha con hiểu nhau, thương nhau, xóa bỏ ranh giới của sự hiểu lầm. Cũng chính nhờ Visakha mà ông Migara biết quy hướng Tam bảo, nghe Phật thuyết pháp chứng quả Dự lưu. Ông vui mừng thốt lên trước sự hiện diện của Đức Phật rằng: “Con gái, từ nay con là mẹ của ta!”. Chính vì vậy mà Visakha còn có tên là Migaramata (mẹ của Migara, Lộc Mẫu).

Visakha còn có tên là Migaramata (mẹ của Migara, Lộc Mẫu).

Visakha còn có tên là Migaramata (mẹ của Migara, Lộc Mẫu).

Chuyện nhà chồng - nàng dâu là chuyện nhạy bén muôn đời. “Chiến tranh” cũng thường hay xảy ra giữa mẹ chồng và nàng dâu, cha chồng và nàng dâu tuy ít xảy ra xung đột hơn nhưng cũng không phải là không có. Nếu con dâu khôn khéo biết lèo lái và hóa giải thì mọi chuyện sẽ êm đẹp, bằng ngược lại, có lẽ sẽ có nhiều chuyện buồn trong gia đình do sự xuất hiện của nàng dâu. Những lời khuyên của từ phụ của Visakha trong ngày xuất giá thật thiết thực và lợi ích. Phận dâu con phải làm sao để giữ cho ngọn lửa gia đình chồng được êm ấm, hạnh phúc; làm sao để duy trì, bảo trì ngọn lửa đúng cách, không đem “lửa” bên ngoài vào nhà và cũng không để “lửa” trong nhà lọt ra bên ngoài như thế thì gia đình mới êm ấm chứ chuyện gì cũng “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay” hoặc biến nhà mình thành cái “trạm thu phát sóng” thì ngọn lửa hạnh phúc cũng sẽ sớm lụi tàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Sinh nhật (6)

Phật pháp và cuộc sống 10:45 10/05/2024

Bé Ti kêu: “Ông nội chở về chỗ Đại học Thủ Dầu Một ăn cơm chay ông nội”. Và hai ông cháu có bữa tiệc sinh nhật là bữa cơm chay.

Trẻ nhỏ nghe kinh, niệm Phật thì thiện căn sẽ rất sâu dày

Phật pháp và cuộc sống 09:25 10/05/2024

Trẻ nhỏ có thể nghe Kinh, có thể niệm Phật thì thiện căn sẽ vô cùng sâu dày, đứa trẻ này phải chăm sóc cho tốt. Vì sao vậy?

Không cần xem phong thủy, có lòng tốt ắt ở nơi phúc địa

Phật pháp và cuộc sống 15:40 09/05/2024

Thầy phong thủy hỏi: “Vì sao anh biết vẫn còn đứa trẻ khác ở phía sau?”. Anh nhún vai trả lời: “Trẻ con nếu không nô đùa với nhau thì sẽ không vui vẻ đến thế”. Thầy phong thủy giơ ngón tay cái lên tán thành: “Anh đúng là người có tấm lòng lương thiện”.

Sự gắn bó với Tanha (Ái dục) là nguồn gốc của đau khổ và bất hạnh

Phật pháp và cuộc sống 13:50 09/05/2024

Ái dục, hay còn gọi là Tanha trong ngôn ngữ Phạn, là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, đề cập đến sự thèm khát và khao khát của con người.

Xem thêm