Giá trị hiện đại của triết học Phật giáo
Giá trị của triết học Phật giáo là ở chỗ các nguyên lí của nó ngày càng được trình bày đầy đủ hơn, và qua sự giải thích có sáng tạo, tác dụng của nó càng rõ hơn.
Phật giáo như là một triết học hay một tôn giáo
Trong xã hội hiện đại, ba nhóm mâu thuẫn cơ bản: con người với tự ngã, người với người, người với thiên nhiên có cái đã thay đổi hình thức, có cái lại càng gay gắt hơn. Giá trị của triết học Phật giáo là ở chỗ các nguyên lý của nó ngày càng được trình bày đầy đủ hơn, và qua sự giải thích có sáng tạo, tác dụng của nó càng rõ hơn. Vận dụng tư tưởng triết học Phật giáo để làm dịu các mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người tất sẽ giúp nâng cao tố chất tinh thần loài người, giảm nỗi đau khổ của họ, đáp ứng các nhu cầu mới của họ, từ đó đẩy mạnh sự chung sống hòa bình và phát triển chung của xã hội loài người.
Quan tâm tới mâu thuẫn người với tự ngã, nâng cao cõi tinh thần của con người
Phật giáo dùng đạo giải thoát đời người để luận bàn một cách hệ thống về địa vị của con người trong vũ trụ, bản chất, giá trị và lý tưởng của con người; trong đó quan điểm vô ngã và quan điểm giải thoát lại càng là sự chuyển hóa, sự điều tiết tâm lý, sự hoàn mĩ tâm linh đối với quan niệm tự ngã của thế nhân.
Dựa vào thuyết Duyên khởi muôn vật hòa hợp mà sinh, Phật giáo đề ra quan niệm vô ngã. “Ngã” trong vô ngã là chỉ cái tự thể (bản thể) thường trú, chỉnh nhất mà có tác dụng chi phối; cái bản thể mãi mãi không đổi ấy chính là ngã. Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của cái ngã có thực thể, của linh hồn, loại trừ quan niệm hữu ngã. Vô ngã là quan niệm cơ bản của Phật giáo. Nội dung chủ yếu của quan niệm vô ngã là vô ngã chấp, vô ngã kiến, vô ngã ái, vô ngã mạn, v.v… Ngã chấp là sự chấp trước (bám riết, không vượt ra được) đối với tự ngã. Ngã kiến là sự chấp trước kiến giải ngông cuồng có thực ngã. Ngã ái là sự ái chấp với tự ngã, cũng tức là ngã tham. Ngãmạn là nói tâm thái ngạo mạn lấy tự ngã làm trung tâm. Do ngã chấp tất nhiên đem lại ngã kiến, ngã ái và ngã mạn. Phật giáo cho rằng ngã chấp là nguồn gốc của mọi cái ác, cái gốc của phiền muộn; Phật giáo chủ trương vô ngã, vô ngã chấp. Trong xã hội hiện nay, có người trở thành nô lệ của nhu cầu sinh lí, dục vọng vật chất, tôn thờ chủ nghĩa bái kim, hưởng lạc, cực đoan cá nhân chủ nghĩa, thậm chí tham ô hủ hóa, trộm cắp buôn lậu, ma túy, mãi dâm, v.v… Quan niệm vô ngã của Phật giáo giúp làm giảm sự chấp trước với hiện thực, làm phai nhạt sự hưởng thụ, danh lợi, nâng cao cõi tinh thần.
Thực chất của quan niệm giải thoát là siêu việt ý nghĩa sinh mệnh, là nâng cao cõi tinh thần, khiến cho con người có thể dùng nhãn quan chung cực lâu dài để khách quan và bình tĩnh suy xét lại quãng đường đã qua, xem xét các khiếm khuyết của tự thân và không ngừng cố gắng chuẩn mực hóa tự thân. Phật giáo coi giải thoát là nghiệp báo của cá nhân, là lạc quả mà thiện nghiệp giành được.
Huấn từ trong buổi học cuối môn Lịch sử Tư tưởng Triết học Phật giáo
Làm hòa dịu mâu thuẫn người với người, gìn giữ hòa bình thế giới
Mối quan hệ người-người nói ở đây cũng là quan hệ giữa người này với người khác, người với xã hội, người với dân tộc, người với quốc gia. Mối quan hệ người- người trên thế giới hiện nay có hai vấn đề chính là: – Xung đột cục bộ diễn ra không dứt, gây ra bởi các nhân tố va chạm lợi ích dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tài nguyên, nhân dân một số nơi đang chịu khổ nạn chiến tranh; trong khi vấn đề an ninh truyền thống chưa được giải quyết thì các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố lại ngày một gay gắt; – Phân hóa giàu nghèo Nam – Bắc ngày càng mở rộng, khá nhiều người còn sống nghèo khổ, đói rét. Xét về lý luận, một số quan niệm cơ bản của Phật giáo có ý nghĩa hiện thực nhất định trong việc hóa giải các vấn đề trên.
Hòa bình và chung sống hòa bình là vấn đề lớn nhất. Hai cuộc đại chiến trong thế kỉ XX làm cho hàng chục triệu sinh linh bị tàn sát; nếu trong thế kỉ XXI lại xảy ra đại chiến thế giới thì loài người có thể cùng nhau bị tiêu diệt. Muốn tránh chiến tranh thì phải tiêu diệt nguồn gốc chiến tranh; một trong các nguồn gốc đó là không hiểu lý lẽ Duyên khởi: loài người phải dựa nhau mà sinh tồn, lợi ta phải lợi người; không coi trọng hòa giải, hiểu nhau, mà coi kẻ khác là cừu địch, không tôn trọng sinh mệnh kẻ khác. Tư tưởng bình đẳng của Phật giáo có nghĩa là tôn trọng nhau, là hòa bình. Tư tưởng từ bi thể hiện sự đồng tình, thương yêu quan tâm người khác, cũng xa rời chiến tranh, gìn giữ hòa bình. Từ bi tế thế và “ngũ giới”, “thập thiện” đều lấy “không sát sinh” làm đầu. Từ ngày pháp sư Thái Hư ra sức đề xướng Phật giáo nhân gian, Phật giáo Trung Quốc luôn quan tâm gìn giữ hòa bình thế giới. Phật giáo phát huy tác dụng quan trọng độc đáo không thể thay thế trong việc gìn giữ hòa bình thế giới.
Sự phân hóa giàu nghèo Nam – Bắc, một số người sống nghèo khổ còn là căn nguyên gây ra loạn lạc, trực tiếp đe dọa hòa bình khu vực và thế giới. Quan niệm bình đẳng từ bi của Phật giáo là phương hướng hóa giải các vấn đề đó. Sự bố thí là một pháp môn tu trì quan trọng, tức dùng lòng từ bi để tạo phúc cho người khác, cho họ của cải, sức khỏe và trí tuệ.
Quy phạm đạo đức của Phật giáo, như “Thập thiện”: không trộm cắp, không nói càn, không tà dâm, không nói hai lưỡi, không ác khẩu, không nói xiên xẹo (khởi ngữ), không tham dục, không sân huệ, không tà kiến đều có ích cho sự hòa hợp mối quan hệ người-người. Bốn giới đầu trong “Ngũ giới”, tức không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm và không nói xằng đều có thể dùng để tham khảo khi xây dựng đạo đức chung toàn thế giới.
Điều chỉnh mâu thuẫn người với thiên nhiên, xúc tiến sự phát triển chung và phát triển bền vững
Hòa bình và phát triển là hai vấn đề lớn nhất của loài người hiện nay. Nếu gìn giữ hòa bình đòi hỏi hài hòa mối quan hệ người-người thì phát triển chung và phát triển bền vững không những đòi hỏi hài hòa quan hệ người-người mà còn đòi hỏi phải điều chỉnh thích hợp quan hệ người với thiên nhiên, sao cho môi trường sinh thái được gìn giữ tốt. Việc con người khai thác thiên nhiên quá mức, thậm chí cướp đoạt dã man thiên nhiên đang hủy hoại nghiêm trọng sự hài hòa người-thiên nhiên, đe dọa sự sinh tồn của loài người.
Học thuyết vô thường trong Triết học Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật giáo có ý nghĩa tham khảo về mặt điều chỉnh nhận thức tính nghiêm trọng bức thiết của vấn đề môi trường. Trước hết, thuyết Duyên khởi nhấn mạnh mọi sự vật đều do nhiều nguyên nhân điều kiện hòa hợp mà thành, không sự vật nào tồn tại riêng rẽ. Như trái đất nơi loài người sinh tồn là do đất, biển, trời và các loài động vật hợp thành; nếu đất thoái hóa, biển bị nhiễm độc, tầng ôzôn bị mỏng dần, các loài động thực vật không ngừng biến mất thì sự tồn tại của trái đất sẽ có khó khăn, loài người sẽ khó sinh tồn được. Thuyết Duyên khởi và thuyết chỉnh thể hữu cơ Phật giáo có thể cung cấp căn cứ lý luận cho triết học môi trường hiện đại.
Thứ hai, thuyết Y chính quả báo của Phật giáo nhấn mạnh môi trường sống của chúng sinh đều là báo ứng do hành vi của chúng sinh đem lại. Phật giáo còn tuyên truyền tư tưởng “Tâm tịnh (sạch) tắc quốc thổ tịnh”, đề xướng báo ơn quốc thổ.
Thứ ba, dựa thuyết Duyên khởi, Phật giáo đề xướng tôn trọng kẻ khác, loài khác, tôn trọng sinh mệnh, chúng sinh nhất luật bình đẳng, chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. Quan niệm này khác với hành vi lạm sát dị loại, chà đạp môi trường, phá hoại cân bằng sinh thái, cũng khác với quan điểm coi sự bảo vệ môi trường là sự thương hại, ban ơn cho kẻ yếu. Quan niệm chúng sinh bình đẳng ấy cũng khác với “chủ nghĩa trung tâm nhân loại” và “chủ nghĩa trung tâm môi trường”, “chủ nghĩa trung tâm sinh vật”. Phật giáo còn đề xuất ăn chay, phóng sinh, vừa có lợi cho sức khỏe con người, vừa giúp cho việc gìn giữ môi trường cân bằng.
Sau cùng, thuyết lí tưởng của Phật giáo coi thế giới cực lạc là thế giới lý tưởng, là nơi môi trường tuyệt hảo, không khí trong lành, cỏ cây tươi tốt, chim hót vượn kêu. Xưa nay Phật giáo thích xây chùa dựa vào núi, bên dòng suối. Có thể nói Phật giáo gương mẫu coi trọng môi trường gìn giữ sinh thái.
Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo: “Le moine et le philosophe”
Tóm lại, chúng ta cần coi trọng cao công cuộc hiện đại hóa và sự biến đổi các mâu thuẫn cơ bản do nó gây ra, có liên quan tới mệnh vận toàn nhân loại và sự phát triển của thế giới. Làm thế nào xử lý tốt mối quan hệ người với tự ngã, người-người, người-thiên nhiên, vấn đề này liên quan tới chế độ xã hội, kinh tế, cũng liên quan đến khoa học kỹ thuật và tâm trí của loài người. Trong Phật giáo cũng có các tư tưởng sai lầm, triết học Phật giáo cũng không thể giải quyết các mâu thuẫn cơ bản và nhiều vấn đề cụ thể của xã hội loài người, nhưng nó có thể từ một số phương diện nào đó cung cấp cách tư duy giải quyết mà xã hội thế tục còn thiếu. Đó là cao độ cọi trọng việc xây dựng tâm linh của tự thân con người nhằm điều chỉnh định hướng giá trị của con người, thay đổi tâm thái con người, chuyển đổi ý thức con người, nâng cao trí tuệ con người, từ đó giúp cho việc giải quyết nhiều mâu thuẫn và vấn đề của xã hội loài người. ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh lần nữa: triết học Phật giáo muốn phát huy đầy đủ chức năng xã hội của mình thì cần đi sâu khai thác nguồn tài nguyên tư tưởng tự thân và đưa ra sự giải thích hợp thời cuộc, cần không ngừng tăng cường quan tâm đến xã hội hiện đại, có sự ứng đối kịp thời với các vấn đề mới xuất hiện trong xã hội.
Không nghi ngờ gì nữa, triết học Phật giáo có giá trị hiện đại; và điều quan trọng là mọi người phải cố gắng hơn nữa trong việc quán triệt thực sự và phô bày đầy đủ giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm