Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/07/2023, 10:42 AM

Giải độc 8: Tưởng tri và thức tri

Nhận biết là một quá trình dung nạp kiến thức để đưa vào bộ nhớ. Cái biết của một khoa học gia khác cái biết của một tiểu thuyết gia về tiếp nhận, quan sát, suy tưởng, lưu trữ, khuếch đại, thể hiện, sáng tạo….

Audio

Xét tất cả mọi lĩnh vực thì tiểu thuyết gia là bậc thầy. Chúng ta đang nói đến năng lực tư duy, năng lực của tưởng tri. Tuy vậy, đừng vội xem thường nhà khoa học ở hai dạng tư duy lôgic và tư duy trừu tượng đều có thể sử dụng ở cùng một môn khoa học. Cái biết của thức tri là cái biết của sự vật sờ thấy, cảm nhận được, rõ ràng, cụ thể, xác chứng, có căn cứ còn cái biết của tưởng tri là cái biết không giới hạn, không bị hạn cuộc không gian thời gian. Tóm lại là không hạn định. Cái biết của tưởng tri là không hình tướng, không thể kiểm chứng, rõ ràng, không thể “sờ thấy” nó mơ hồ, hoang tưởng, cảm tính, thấy ma là một ví dụ như thế. Hình ảnh của tưởng tri là sự lung linh, ảo diệu, kỳ bí, huyễn hoặc. Chẳng ai “sờ” được con ma…(1).

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Để hiểu được chân xác giáo lý của Đức Phật, cần có sự phân biệt thức tri và tưởng tri, cần có kiến thức căn bản chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ…Vì không chánh kiến nên sự suy tưởng trở nên tuỳ tiện, tưởng giải, cảm tính rồi cho đó là chân lý. Chúng ta, những người dễ bị dẫn dắt bởi tưởng giải tưởng tri và đi vào lầm lạc.

Ví như vạn pháp là vô thường, là không thật có - bạn nghĩ sao. Mọi thứ quanh ta có hay không?. Cái lý vô thường, biến hoại sắc tức thị không, không tức thị sắc là biểu thị cái không thật có đó nếu bạn chạm đến cái lý đó bằng sự phân biệt tưởng tri và thức tri, bằng hiểu biết, liễu tri thì bạn không mơ hồ, trừu tượng, lệch lạc, cũng không phó thác cuộc đời dâu bể đổi thay. Bởi vì hiểu bằng thức tri, chính bạn nỗ lực thay đổi, dịch chuyển cả 3 nghiệp thân, khẩu, ý tức bạn đang tôn trọng, bạn nương theo qui luật của vô thường biến hoại. Tức là khi bạn đã chạm đến vô thường, bạn hiểu vô thường, bạn đang đồng hành cùng vô thường, tức bạn biết vô thường bằng thức tri còn ngược lại, ban biết qua cái nhìn của người khác, bằng lời giảng nhùng nhằng, bạn nuốt chữ, bạn bội thực là điều tự nhiên.

Và như vậy, giảng giải lê thê Bát Nhã Tâm Kinh, không khéo, bạn dẫn người ta đi bằng sở tri, sở kiến, tưởng giải, bằng một túi hành trang nặng trịch nhưng không giúp gì trong cuộc đời (đây là tình trạng rối nhiễu cả đến các bậc tôn túc, chức sắc) là vô tình làm ngược lại lời dạy Đức Phật “hãy thắp đuốc lên mà đi”. Chính tôi là một trường hợp “rối não” vì vạn pháp hiển thị rõ ràng, sờ thấy, xúc chạm cái nhà, cái xe lại bảo nó “không thật có”. Rồi từ đây, tự ám thị rằng nó không có. Được chăng?. Người ta chẳng thể chạm đến cái thức tri, cái liễu tri khi mà mọi giáo lý đang thuận theo những tưởng giải, mơ hồ trừu tương với tính chất biên hoại chứ không mang đến đối trị. Luận giải của các tổ sau này như mặc khải, như sấm truyền mà kinh Bảo Vương Tam Muội, “lấy ma vương làm đạo bạn” là ví dụ. Thử hỏi lần nữa, tiếp cận Bát Nhã Tâm Kinh có mấy người “sáng ra” để sống hợp với cái lý vô thường hay ngược lại phó thác số mệnh cho sự biến hoại vô thường đó? Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn giả khá rõ điều. (Mời đọc tại đây)

Sơ lược về thâm nghĩa thì đây là câu nói trong Bát Nhã Tâm Kinh. Nếu đã nói đến Bát Nhã thì đấy là giáo lý tối thượng thừa của Phật giáo, không phải chỉ dựa vào một chút ít Phật Pháp sơ sài là hiểu được diệu lý bên trong. Bằng cớ là ba đời mười phương chư Phật nhờ thông đạt Bát Nhã mà có được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói như thế không phải là chúng ta không thể nào hiểu được nghĩa lý của kinh Bát Nhã, mà là để cho chúng ta hiểu rằng, sắc tức thị không là nhìn từ cái nhìn của Tuệ Nhãn và Phật Nhãn, chứ không phải là nhìn bằng nhục nhãn của phàm phu.

Từ “sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xảy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn không diệu hữu”.

Đi giữa sự vô minh, u mê của chúng sinh cần sự tỉnh táo, sáng suốt. Nếu không làm “sáng ra thêm” thì đừng làm mê muội đi, làm rối não, gây ngộ nhận…Diễn giải sự biến thiên vô thường của vũ trụ đâu cần mông lung dài dòng. Người ta dễ dàng chứng kiến một người thân mới buổi sáng còn gặp nhau tay bắt mặt mừng buổi chiều đã ra người thiên cổ. Một đại gia, một dinh thự kẻ hầu người hạ, phút chốc tra tay vào còng, sự sản tan tành. Một ví dụ khác mang ý nghĩa tổng quát hơn về giáo lý của Đức Phật đang bị nhầm lẫn rất nhiều do không phân biệt được tưởng tri và thức tri. Trong bài Đức Phật không đi tìm câu trả lời

Kết tập kinh điển để khởi sự xây dựng một Triết học Phật giáo, tư tưởng Phật giáo ngay từ lần đầu tiên là đã khởi sự tạo dựng tôn giáo mà tạo dựng tôn giáo nào cũng vậy: Luôn nhắm đến huyễn hoặc, hư cấu, tạo dựng hình tượng siêu phàm, không có thực. Đức Phật là nhân vật có thực đã bị huyễn hoá, thay đổi.  

Những luận sư, những học giả phải mất nhiều công sức hư cấu, tạo nên sự mâu thuẫn trong khối lượng đồ sộ kinh điển mà không thể phân biệt đâu là thực, đâu là hư cấu. Sau vài thế kỷ, có ngài Long Thọ đề xuất Tứ cú phân biệt (sa. catuṣkoṭi) để hoá giải những mâu thuẫn qua đối chiếu dữ liệu.

Tóm lại Triết học Phật giáo, tư tưởng Phật giáo là sản phẩm của hậu thế. Đức Phật chỉ là nhà đạo đức, nhân văn, nhà khoa học vượt xa khoa học các thời đại. Einstein nhà bác học - bậc thầy của những nhà bác học tiếp cận giáo lý của Đưc Phật - chắc chắn cũng từ những triết học, luận lý giáo điều bị pha trộn đánh tráo nhưng đã  tìm ra được mạch sống, tư tưởng Đức Phật vì vậy ông không tự biến thành một tín đồ thuần thành để nối tiếp những vầng hào quang mà chỉ sống để sống. Biết sống là tu, biết tu là sống.  Nhận định nổi tiếng của Einstein đó là 2 phát biểu: “Những điều hôm nay ta mới mày mò, khám phá, Đức Phật đã thấy từ hàng ngàn năm trước” và “Có hai sự vô hạn: Vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Nhưng tôi không chắc lăm về điều đầu tiên”. Có nghĩa rằng trí tuệ của bậc chân sư đã vượt qua cái không gian vô tận, phá vỡ mọi giới hạn. Còn ở con người thì sự ngu xuẩn lại không giới hạn…”

Một trong những nhầm lẫn vĩ đại nhất đó là dựng lên lục đạo. Những tầng trời định vị chỗ nào trong vũ trụ khi mà kính thiên văn của các nhà khoa học nhìn hàng ngàn năm trong vũ trụ lại không hề thấy?

“…18 tầng trời chỉ cho 18 trạng thái thiện. 36 cõi trời chỉ cho ba mươi sáu pháp thiện….Chết được sanh về cõi trời đó là một ảo tưởng, một giấc mộng mơ hồ của những người thiếu óc thực tế khoa học, vô minh, không sáng suốt, bị các tôn giáo lừa đảo. Sống đang ở trong cõi Trời thì chết về đâu các con có biết không? Hỏi tức là trả lời. Do thế ngay từ trong cảnh sống ở thế gian mà người nào biết ngăn ác, diệt ác pháp thì người ấy đang sống trong Thiên Đàng chứ không phải Thiên Đàng ở cõi giới nào cả… Thế giới siêu hình Thiên Đàng là do các tôn giáo dựng lên, chỉ là một cảnh giới do tưởng ấm sanh ra để an ủi tinh thần của những người yếu đuối đang gặp khổ đau tai nạn, để nuôi hy vọng làm thiện được sanh về đó..”. (Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.3, TG.2013, tr.121-124)        

Tôi có bài “Cõi chư thiên” có lẽ sẽ đăng tải trong thời gian gần đây. Trong đó có phần phân tich sáu trạng thái: cõi trời, cõi người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la nó không phải cõi giới khác nhau, tầng bậc khác nhau trong vũ trụ mà chính là trạng thái của đời sống tương ưng, nhân quả thiện ác của con người.        

Chân lý là những lý luận được chiêm nghiệm, đúc kết mà không có bất cứ lập luân nào có thể phản bác rằng “…Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau…”. Bằng hành trình tìm cầu chân lý, Đức Phật dã tìm ra 4 chân lý khổ - tập - diệt - đạo. Để từ đây hoằng hoá, đem tri kiến giải thoát ấy đến với chúng sanh đang lặn hụp trôi nổi giữa luân hồi. Đi từ hữu hình đến vô sắc, từ tục đế đến chân đế hành trang nhận biết của Đức Phật là liễu trị, là thức tri, là ý thức nhưng kết tập kinh điển lại khá nhiều suy luận, tưởng giải tưởng tri pha trộn. Vì vậy trong nhiều kinh tạng người ta chỉ đọc nghe cả những điều mâu thuẩn mà Đức Phật đã căn dặn “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng”… Ngài khuyên chúng ta không nên tin từ các pháp môn, đến những bậc Sa Môn và ngay cả những lời dạy của Ngài cũng chẳng nên tin. Chỉ tin là khi nào chúng ta thực hành thấy có kết quả, bằng không kết quả thì không tin. Có kết quả tức là có giải thoát nơi thân tâm. Có giải thoát tức là phải sống đúng đạo đức làm Người, làm Thánh; có sống đúng đạo đức làm Người, làm Thánh thì mới không làm khổ mình, khổ người; không làm khổ mình, khổ người là người đã ly dục ly ác pháp. Nếu có kết quả ly dục ly ác pháp như vậy thì chúng ta mới tin. (TL Thích Thông Lạc).        

Trên tinh thần tỉnh thức, tỉnh giác, chúng ta thử đọc một đoạn kinh Đại kinh Sư tử hống là cảm nhận nó khang khác với thứ ngôn ngữ dung dị của Đức Phật. Tôi không định bài xích điều gì, bài xích ai, chỉ muốn đem đến cho các bạn tinh thần phản tỉnh để tiếp nhận chân lý, cái chân lý mà Đức Phật dày công khai phá nhưng lại bị lãng quên, không sử dụng để đi vào thê giới huyền bí, tưởng tri“…

Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên". Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần".(12) Ðại kinh Sư tử hống.             

Cái trạng thái tưởng ấm sinh ra từ thiền vô sắc với các vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa không giải quyết được gì, Đức Phật đã từ bỏ và sau cùng tìm ra con đường Thiền hữu sắc (Tứ thanh định) thì chẳng thể lại đem ra để thuyết giảng với chúng sinh cái mà mình đã vứt bỏ.  

> Đọc loạt bài Giải độc tại đây

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền và định

Góc nhìn Phật tử 16:00 19/05/2024

Thiền định, đó là thuật ngữ chỉ phương pháp trụ định thân tâm gom lại trước hiện trạng bị phân tán, bị chi phối bởi bao nhiêu lo lắng suy tư, sợ hãi, tức giận, buồn bã, phiền não…

Nét đẹp của người tu sĩ

Góc nhìn Phật tử 11:22 19/05/2024

Cuộc đời tu là cả hành trình dài chiến đấu với tham sân si của chính mình. Đâu phải dễ dàng để từ bỏ những thói quen thế tục, những suy nghĩ phàm trần đã huân tập trong tâm mình từ bao kiếp.

Đức Phật của tôi

Góc nhìn Phật tử 10:16 19/05/2024

Với ký ức tuổi thơ, tôi đã từng mường tượng Đức Phật là một đấng nào đó ở trong cõi xa xăm, huyền bí và có nhiều phép mầu đầy quyền năng thông qua những câu chuyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết”, “Ăn cám trả vàng”...

Hoan hỷ trong Pháp với trí tuệ sáng suốt

Góc nhìn Phật tử 09:00 19/05/2024

Con à, hoan hỷ trong pháp nghĩa là thấy rõ sự vận hành Nhân Duyên Sinh của pháp thuận lẫn nghịch, cả khổ lẫn vui, cả sinh lẫn diệt...với Trí Tuệ sáng suốt, chứ không phải vui thích chấp lấy điều này và ghét bỏ điều kia theo ý đồ tham muốn của mình.

Xem thêm