Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/08/2019, 22:41 PM

Giới, Định, Tuệ

Thiết nghĩ giáo pháp Phật tuy có nhiều pháp môn, nhưng không ngoài ba điều chính yếu là giới, định và tuệ. Dù chúng ta tu theo tông phái nào, pháp môn nào mà rời giới, định, tuệ, chúng ta đã biến Chánh pháp của Phật trở thành tà pháp.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Muốn tu và truyền bá Chánh pháp, phải tu giới và từ giới chuyển hóa thành đức hạnh, thì người này nói năng hay yên lặng vẫn là Chánh pháp.

Có thể khẳng định rằng mọi pháp tu của Phật đều nhằm làm cho thân và tâm hành giả được thanh tịnh và phát sinh trí tuệ; không có pháp nào hơn pháp nào.

Có thể khẳng định rằng mọi pháp tu của Phật đều nhằm làm cho thân và tâm hành giả được thanh tịnh và phát sinh trí tuệ; không có pháp nào hơn pháp nào.

Ngày nay, chúng ta tu trong giáo pháp Phật không phải chỉ dùng lời nói suông, nhưng đó là giáo pháp mà chúng ta tu chứng được trong thân tâm thanh tịnh, từ đó mới phát sinh trí tuệ gọi là thiền. Thiền có nghĩa là sự sáng suốt trong tâm yên tĩnh, trong tâm trong sạch là giới đức. Và từ thiền, người ta mới phát hiện được Diệu pháp liên hoa, nghĩa là người tu được giới đức, thân và tâm thanh tịnh như hoa sen (Liên hoa) không bị nhiễm trần và trong thân tâm thanh tịnh đó có viên ngọc quý là Diệu pháp.

Bài liên quan

Có thể khẳng định rằng mọi pháp tu của Phật đều nhằm làm cho thân và tâm hành giả được thanh tịnh và phát sinh trí tuệ; không có pháp nào hơn pháp nào. Chúng ta trì tụng Diệu pháp Liên hoa thường nghĩ rằng đó là bộ kinh để chúng ta tu đắc đạo, nhưng quên rằng Diệu pháp Liên hoa phát xuất từ tâm thanh tịnh của Tỳ-kheo mới có viên ngọc bên trong là trí tuệ. Vì vậy, trên bước đường tu, làm sao cho thân tinh khiết như hoa sen không nhiễm trần, không có gì trên cuộc đời này hấp dẫn chúng ta, chi phối chúng ta được.

Và muốn tu cho thân tâm thanh tịnh như hoa sen, không thể rời bỏ 37 Trợ đạo phẩm. Thực hành 37 Trợ đạo phẩm trọn vẹn, chúng ta đạt đến đỉnh cao là Bát Thánh đạo và Bát Thánh đạo chính là sự thể hiện thân khẩu ý thanh tịnh.

Đầu tiên, chúng ta phải thanh tịnh trong xã hội chúng ta sống mới được an ổn. Nếu bị người coi không tốt, coi là tệ nạn, làm sao yên được. Người đánh giá chúng ta tốt, họ mới bảo vệ chúng ta, từ đó đời sống vật chất yên ổn mới tiến đến đời sống tâm linh thanh tịnh là định và huệ. Vì vậy, thân thanh tịnh sẽ phát được huệ và huệ phát thì lời nói của chúng ta luôn khế lý và khế cơ.

Khế lý và khế cơ rất khó đi đôi với nhau, vì hai điều này luôn mâu thuẫn nhau. Thật vậy, khế cơ là phù hợp với căn cơ, trình độ của chúng sanh, nhưng căn cơ chúng sanh thì không đồng mà chúng ta đi theo căn cơ chúng sanh, làm sao phù hợp được với chân lý. Chính vì vậy, chúng ta chỉ khế lý khi chúng ta tu giới định tuệ và tuệ sanh, Đại thừa gọi là Bát-nhã Ba-la-mật, nghĩa là chúng ta tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, nhưng phải sanh được Bát-nhã, hay có trí tuệ, chúng ta mới thấy được chân lý và chân lý này là chân lý phổ biến, thì tất cả muôn sự muôn vật chúng ta thấy nó muôn màu muôn vẻ.

Khi Đức Phật tu ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài chứng Bát-nhã Ba-la-mật trước và Ngài nhận thấy chân lý mà Ngài chứng thì quá cao siêu, còn mọi người đang bị nghiệp chướng ngăn che, không thể thấy, không thể nghe được. Bấy giờ, Phật mới nghĩ đến sử dụng phương tiện.

Đức Phật có vô số phương tiện, mà theo tinh thần kinh Hoa nghiêm là “Đại dụng tại tiền, quyền tại thủ”. Trí Bát-nhã nhìn thấu suốt Pháp giới là đại dụng, cho nên mở trí này ra thì bao la cả thái hư. Nhưng “quyền tại thủ” là mặc dù có trí tuệ, nhưng nếu thiếu phương tiện huệ thì cũng bó tay. Vì vậy, người tu phải có trí Bát-nhã trước, rồi mới có phương tiện huệ. Có phương tiện huệ thì nhìn thấy sự thật, thấy ta đang ở Niết-bàn hay đang ở địa ngục, ở Ta-bà hay ở Tịnh độ.

Phật tu chứng Niết-bàn, hưởng được quả của Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh, hoàn toàn an ổn. Nhưng Phật chứng Niết-bàn đồng với chư Phật mà Ngài còn có thân tứ đại của Phật Thích Ca.

Chúng ta cũng có hai phần là phần chân linh phát triển, nhưng vẫn tồn tại thân vật chất này, nói rõ là thân vật chất này đang ở trong xã hội loài người. Mỗi người tu chúng ta đều có sở đắc riêng, nếu theo Nguyên thủy, chúng ta có Sơ quả đến Tứ quả; theo Bồ-tát đạo có Sơ địa đến Thập địa, cho đến Đẳng giác. Nghĩa là mỗi người đều có một pháp để an trụ và sống an lạc trong đó.

Có thể nói ban ngày chúng ta sống ở Ta-bà trong thân tứ đại ngũ ấm, nhưng ban đêm chúng ta thiền định thì đó là thế giới riêng của chúng ta. Gần như tất cả người tu đều có tâm đắc này. Sống ở Ta-bà có đủ thứ, ta tùy thuận theo đó mà sống, thì đó chỉ là phương tiện; còn tâm linh chúng ta, ai biết, ai hiểu được.

Tâm thanh tịnh tác động cho người buồn phiền gặp ta, họ cũng thanh tịnh theo. Đó là điều mà chúng ta cần suy nghĩ.     

Có thể khẳng định rằng mọi pháp tu của Phật đều nhằm làm cho thân và tâm hành giả được thanh tịnh và phát sinh trí tuệ; không có pháp nào hơn pháp nào. Ảnh minh họa

Có thể khẳng định rằng mọi pháp tu của Phật đều nhằm làm cho thân và tâm hành giả được thanh tịnh và phát sinh trí tuệ; không có pháp nào hơn pháp nào. Ảnh minh họa

Từ tâm thanh tịnh, huệ phát sinh, thấy được mình đang ở đâu và sử dụng trí phương tiện để xác định ta đang đối diện với Tỳ-kheo, hay với ngoại đạo. Nếu đang ở Niết-bàn, Cực lạc, không có gì để nói; nhưng chúng ta đang ở trong xã hội của Ta-bà, nghĩa là ở Nhà lửa thì phải giải quyết bằng trí tuệ phương tiện, không thể ở nơi này mà nói chuyện nơi khác.

Với trí phương tiện, chúng ta biết mình đang ở đâu và ở thời đại nào. Nếu ở thời kỳ thần quyền mà chúng ta bác bỏ vấn đề cúng bái, dễ chuốc họa vào thân. Thực tế cho thấy xưa kia, chư vị Tổ sư của chúng ta hoằng pháp đến những vùng mà dân địa phương thờ bà Hỏa, bà Thủy, các ngài cũng đốt nhang thăm họ, chứ không bài bác.

Bài liên quan

Nhưng sau khi có sự hiện diện của các vị Tổ sư, dân chúng nhận thấy rõ rằng bà Hỏa hay bà Thủy không thể trả lời những thắc mắc của họ, trong khi các nhà sư giải đáp được tâm trạng của họ. Vì vậy, nhà sư hay con người đóng vai trò quyết định, cho nên kinh Pháp hoa khẳng định rằng Phật pháp tồn tại trong con người, khi nào con người còn tin Phật pháp thì Phật pháp tồn tại, gọi là thế gian tướng thường trụ. Nếu con người không tin Phật pháp nữa, Phật pháp sẽ bị hoại diệt.

Dùng trí phương tiện để thấy được con người ở thời kỳ nào chỉ hiểu biết như vậy và chấp nhận như vậy, thì mình nói khác, họ sẽ không nghe. Cho nên, Phật tử có việc buồn phiền, đến gặp Thánh Tăng thanh tịnh, họ được thanh tịnh theo; hay gặp vị có trí tuệ, đưa ra lời giải đáp giúp họ yên tâm. Nhưng nếu chỉ là phàm tăng, chúng ta giải quyết bằng cách nào.

Chúng ta cũng tụng kinh, lạy Phật, cầu nguyện thì họ cũng được yên tâm. Thật vậy, tôi thường làm như thế; vì mình không phải là Thánh, nên không làm cho họ an lạc được, nhưng họ nghĩ mình cầu nguyện được nên nhứt thời họ yên tâm, còn kết quả cao hay thấp chưa biết.

Vì vậy, nếu đệ tử Phật tự bác bỏ, chê bai lẫn nhau là phạm sai lầm lớn, vì tất cả đều là phương tiện độ đời, người dùng phương tiện này, người có phương tiện khác. Thực tế chúng ta thấy trên lộ trình tự hành hóa tha, có vị thiền sư bốc thuốc, chữa bệnh, có vị dạy về nông nghiệp, có người cầu đảo kêu mưa làm gió…

Bài liên quan

Trên bước đường hành đạo, dùng trí phương tiện thấy biết điểm đứng của mình và thời kỳ mình đang sống. Đang ở Ta-bà, điều quan trọng mà chúng ta phải chấp nhận Ta-bà là Nhà lửa đang cháy đỏ. Kinh Pháp hoa gọi là Tam giới vô an du như hỏa trạch. Ý này có gì mới hay không. Hoàn toàn không có gì mới cả, vì ý này đã phát xuất từ kinh Nguyên thủy.

Phật thuyết Nhà lửa tam giới trong kinh Pháp hoa, phẩm Thí dụ, nhưng thực ra Phật đã thuyết về Nhà lửa cho ba anh em Ca Diếp khi Ngài đến độ họ. Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp xếp đặt cho Phật ở trong cái miếu có thờ rắn chúa. Ông đã luyện cho rắn giết người, nhưng Phật thản nhiên ngồi thiền và Ngài trải tâm từ đến con rắn chúa khiến nó phải phủ phục dưới chân Phật. Đó là bài pháp vô ngôn mà Đức Phật đã thể hiện chẳng những cảm hóa được loài rắn, mà chỉ sau một đêm thiền định, Ngài không nói gì, còn độ được ba anh em Ca Diếp và 1.000 tu sĩ là đệ tử của họ.

Sau khi cảm hóa họ, Đức Phật mới dạy rằng thế giới này là Nhà lửa, đó chính là bài pháp mà Ngài đã nói ở thôn Ưu Lầu Tần Loa.

Đức Phật đã lấy thực tế cuộc sống mà thuyết pháp, thể hiện tinh thần kinh điển Đại thừa thường khẳng định rằng Phật pháp bất ly thế gian giác. Ảnh minh họa

Đức Phật đã lấy thực tế cuộc sống mà thuyết pháp, thể hiện tinh thần kinh điển Đại thừa thường khẳng định rằng Phật pháp bất ly thế gian giác. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Khi trở thành đệ tử Phật, ba anh em Ca Diếp tỏ ngộ, không còn khiếp sợ lửa bên ngoài do si mê mà họ đã sùng bái Thần lửa. Nhờ thực tập pháp Phật, các vị này đã đoạn diệt được lửa tham sân si trong tâm. Chính lửa tam độc này mới có sức mạnh đốt cháy thân tâm con người. Diệt trừ được tham sân si, họ được tự tại trong cuộc sống này, gọi là đạt được Hữu dư y Niết-bàn, đắc quả A-la-hán. Như vậy, Đức Phật đã lấy thực tế cuộc sống mà thuyết pháp, thể hiện tinh thần kinh điển Đại thừa thường khẳng định rằng Phật pháp bất ly thế gian giác.

Từ sự tinh tấn đoạn diệt lửa tham sân si theo kinh Nguyên thủy để ra khỏi Nhà lửa, hình ảnh Nhà lửa được kinh Pháp hoa triển khai thành Nhà lửa tam giới ví như là một căn nhà cũ mục, trong đó có đủ các loài rắn rít, côn trùng tự giết nhau, nhằm chỉ tất cả chúng sanh trôi lăn trong Nhà lửa tam giới hỗn độn này cũng do tam độc tham sân si mà tự tranh giành giết hại lẫn nhau.

Vì vậy, Phật nói thế giới này không có gì an lạc, hạnh phúc cả, Ngài mới dạy phương cách thoát ly Nhà lửa tam giới bằng ba xe là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa. Lên được ba xe này, đến được bãi đất trống tiêu biểu cho trí Bát-nhã. Bấy giờ, hành giả ra vào Nhà lửa tam giới hoàn toàn tự tại. Nói cách khác, hành giả ra mà không ra, vẫn ở trong tam giới, nhưng không bị lửa tam độc tham sân si đốt cháy, mà trái lại, hành giả có năng lực cảm hóa các loài, giúp mọi người chuyển đổi lửa tam độc của chính họ thành từ bi, trí giác. Như vậy, ý nghĩa Nhà lửa từ kinh Nguyên thủy được kinh Pháp hoa triển khai sâu xa hơn, diễn dịch khác hơn.

Tôi mong rằng sau ba tháng an cư kiết hạ, mỗi hành giả đều có được sở đắc riêng làm hành trang trên con đường giải thoát cho mình và làm phúc lạc cho nhân gian.

Nguồn: Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm