Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/04/2023, 10:45 AM

Hiểu rõ duyên để không gây tạo bất thiện duyên

Thấy mình có giới, có định, có tuệ rồi muốn thể hiện để cho người khác biết để được cung kính, cúng dường,...sanh tâm Ngã mạn, coi thường người khác,... Hoặc thấy mình bố thí, làm thiện rồi khen mình chê người khác không bố thí, làm thiện là biểu hiện của thiện làm duyên cho bất thiện sanh.

Có 4 duyên này:

Bất Thiện làm duyên cho Bất Thiện sanh,

Bất Thiện làm duyên cho Thiện sanh,

Thiện làm duyên cho Bất Thiện sanh,

Thiện làm duyên cho Thiện sanh.

1. Bất thiện làm duyên cho bất thiện sanh

Có nghĩa rằng cái đầu là bất thiện rồi do nó mà có cái bất thiện khác sanh lên tiếp theo.

Ví dụ: Do vì thương con cái (thương con là Tham ái), không chịu nổi khi thấy con cái khổ nên bất chấp tội lỗi để có tiền nuôi con.

Hoặc do ghét ai đó mà tìm cách làm hại họ.

Hoặc do Tham ăn mà giết con vật để ăn.

Hoặc Ngã mạn, muốn được người tôn kính cúng dường nên cố thể hiện mình là cao thượng.

Duyên khởi như một hàm số toán học

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Bất thiện làm duyên cho thiện sanh

Có nghĩa là cái đầu là bất thiện rồi làm duyên cho cái Thiện sanh sau đó.

Ví dụ: Do làm các việc tội lỗi rồi sanh tâm hối hận. Do hối hận, người ấy quyết tâm từ bỏ điều xấu ác.

Hoặc do muốn được hưởng lạc thú cõi trời (Tham) nên bỏ tiền (xả Tham) để bố thí, cúng dường, giữ giới để mong được hưởng quả Phước cõi trời.

3.Thiện làm duyên cho bất thiện sanh

Có nghĩa là cái trước là Thiện làm duyên cho cái Bất Thiện sau đó sanh lên.

Ví dụ: do mình có giới trong sạch nên khen mình chê người khác giới không trong sạch.

Hoặc thấy mình đắc thiền nên khen mình chê người, cho mình cao thượng hơn.

Hoặc thấy mình có Trí Tuệ hơn người khác rồi khen mình chê người.

Hoặc thấy mình có giới, có định, có Tuệ rồi muốn thể hiện để cho người khác biết để được cung kính, cúng dường,...sanh tâm Ngã mạn, coi thường người khác,... Hoặc thấy mình bố thí, làm thiện rồi khen mình chê người khác không bố thí, làm thiện,...

4. Thiện làm duyên cho thiện sanh

Có nghĩa là cái đầu là Thiện làm duyên cho cái sau đó là Thiện sanh lên.

Ví dụ: Vì lòng Từ thương người tội nghiệp mà giúp đỡ.

Hoặc vì nhớ ơn cha mẹ mà phụng dưỡng.

Hoặc vì thấy tâm không phạm tội nên tâm được an lạc.

Hoặc vì sợ quả khổ mà tránh xa điều xấu.

Hoặc vì lòng tự trọng mà tránh xa điều thấp hèn.

Một người có trí nên có hiểu biết toàn diện,

Nếu không sẽ rơi vào Bất Thiện mà không hề biết.

Nguồn: Kho Tàng Pháp Học. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một khi tâm kính trọng không còn

Sống an vui 09:14 30/04/2024

Như chúng ta biết, hầu hết tất cả các mối quan hệ thân thiết giữa những con người chúng ta với nhau khi sống ở trên đời, sở dĩ chúng bền chặt là do hai bên có sự kính trọng, quý mến nhau.

Vui buồn rồi cũng sẽ đi qua

Sống an vui 08:32 30/04/2024

Hôm nay Thầy muốn nói tới một khía cạnh khác của sự thực tập. Thầy đề nghị phương pháp thực tập là khi có một tâm hành buồn chán, lo âu, không có hạnh phúc, thì mình hãy ôm lấy tâm hành buồn chán, tâm hành lo âu đó.

Một-con-người

Sống an vui 08:00 30/04/2024

Đời người không có chướng ngại nào là không thể vượt qua. Mỗi người đều có những niềm vui và nỗi buồn cần chuyển hóa, những hạnh phúc và niềm đau cần đối diện. Sanh, là chuyện đã rồi; sống, là mình phải chọn. Hiểu được đạo lý này bạn sẽ có cách thích ứng của riêng mình.

Trăm năm nào khác cuộc cờ đổi thay

Sống an vui 15:30 29/04/2024

Đời người sắc sắc không không, tưởng mộng nhưng không phải mộng, ngỡ là chân nhưng nào phải thế. Kỳ thực vạn sự trên đời đến và đi ấy cũng là do duyên nợ an bài.

Xem thêm