Họa sĩ thiên tài Anh đã tiên đoán việc cách ly vì dịch bệnh từ 87 năm trước?
William Heath Robinson (1872-1944) là họa sĩ người Anh, được coi là một thiên tài với trí tưởng tượng phi thường. Ông thường xuyên vẽ nên những bức tranh kỳ quặc với nhiều ý tưởng phức tạp về cuộc sống và xã hội loài người.
Bộ tranh khắc họa rõ nét cuộc chiến chống Covid-19 của họa sĩ Iran
Đầu thế kỷ 20, tên Heath Robinson được đưa vào từ điển nước Anh để định nghĩa cho những thiết kế phức tạp không cần thiết, hoặc ám chỉ cho một bộ máy có nhiệm vụ thực hiện những thứ đơn giản nhưng theo cách lập dị và kém hiệu quả.
Nhưng thực tế, William Heath Robinson lại là một thiên tài của nước Anh. Xuất thân từ một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, ông nổi tiếng với nhiều bức vẽ về những phát minh, ý tưởng mới lạ trong việc thực hiện cho các mục tiêu đơn giản. Heath Robinson cũng được coi là người đã truyền cảm hứng cho những bộ óc vĩ đại nhất trong thời đại của ông.
Cách để có được sự bình an mỗi ngày
Trong Thế chiến II, một trong những cỗ máy mã hóa được chế tạo để hỗ trợ giải mã lưu lượng tin nhắn của Đức (tiền thân của máy tính điện tử kỹ thuật số lập trình đầu tiên trên thế giới), được đặt tên là Heath Robinson.
Với sự khác biệt và độc đáo của mình, Heath Robinson từng được ví như là Rube Goldberg (1883-1970) - một họa sĩ truyện tranh, nhà điêu khắc, tác giả, kỹ sư và nhà phát minh của Mỹ và nổi tiếng vì minh họa các thiết bị phức tạp được liên kết để tạo ra hiệu ứng domino thú vị. Thuật ngữ ‘Rube Goldberg‘ cũng được sử dụng trong bản in tại Mỹ vào thập niên 1920 để mô tả một số phát minh điên rồ nhất của thời đại. Đến thập niên 1960, tên của Rube Goldberg cũng được thêm vào từ điển.
Bìa carton nói lời cảm ơn và nhật ký cách ly của một vị sư trẻ
Tuy nhiên Heath-Robinson lại là người bắt bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một họa sĩ minh họa từ rất sớm. Các tác phẩm vẽ minh họa cho trẻ em của ông được xuất bản từ năm 1897, và Rube Goldberg thuộc thế hệ đàn em, đi sau Heath-Robinson.
Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Heath-Robinson chuyển sang vẽ phim hoạt hình. Ông vẽ nên những vũ khí bí mật siêu thực đang được kẻ thù sử dụng. Những bức tranh châm biếm người Đức của ông cũng góp phần tạo nên sự hài hước cho mọi người – một tinh thần rất cần cho người dân trong chiến tranh.
Vào năm 1933, sê-ri phim hoạt hình với chủ đề ‘An Ideal Home‘ (Ngôi nhà lý tưởng) của Heath-Robinson gây ấn tượng mạnh với công chúng, phản ánh về sự quá tải tại Anh trong việc gia tăng những người sống tại các căn hộ ở thành phố, thiếu không gian sống, thiếu những khu vườn và sân ngoài trời.
Những hình vẽ từ bộ phim cũng được xuất bản trong tuyển tập 'The Sketch' (Ký họa) của Heath-Robinson , không chỉ phản ánh vấn đề thời sự mà còn như một liều thuốc hài hước dành cho cuộc sống đương thời. Đặc biệt, trong đó có một bức tranh mô tả cuộc sống hệt như tình hình hiện tại mà cả thế giới đang phải gồng mình lên đối diện: gian cách, cách ly xã hội trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19.
Bức tranh vẽ hai tòa nhà cao tầng đứng song song với nhau. Ở đó diễn ra mọi hoạt động thu nhỏ của một xã hội: Chơi thể thao, đọc sách, câu cá, uống café, thả diều, bắt bướm, chơi gol…Tất cả diễn ra thông qua những ô cửa sổ của mỗi căn hộ.
Hình ảnh này gợi nhớ đến những video về hình ảnh người dân Italia chơi nhạc trên những ban công để truyền cảm hứng lạc quan trong những ngày tự cách ly tại nhà phòng tránh dịch bệnh. Hay như hình ảnh hai người đàn ông thò đầu qua cửa sổ của hai căn hộ liền kề nhau cũng đã xuất hiện một cách hài hước trong những video chia sẻ trên bản tin của truyền hình Việt Nam và facebook.
Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có phải bộ óc với trí tưởng tượng phi thường của đã sớm hình dung ra viễn cảnh tương lai, và dự báo điều đó sẽ xảy ra qua những bức vẽ tưởng như điên khùng mà lại độc đáo của mình?
Mặc dù tên của Heath Robinson có mặt khá sớm trong từ điển tiếng Anh, nhưng chỉ đến năm 2016, Bảo tàng mang tên ông mới được thành lập tại London, lưu giữ bộ sưu tập gồm gần 1.000 tác phẩm nghệ thuật nguyên bản của ông.
Ngoài ra, tại Bảo tàng Điện toán Quốc gia của Anh (National Museum of Computing) hiện cũng đang lưu giữ một cỗ máy giải mã thời chiến mang tên Heath Robinson.
Dịch bệnh rồi sẽ qua, những bài ca ở lại
Lương Đình Khoa
(Dịch từ Messynessychic)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm